Thiên Hạ Phương Nam

Chương 94: Nhẹ nhàng



Mấy kẻ đứng bên ngoài mà chờ đợi, tất nhiên là cũng chẳng có kẻ nào tò mò đến mức mà rướn tai nghe lén cả. Thay vì tốn thời gian thì họ chọn nói chuyện xã giao hơn, đây cũng chính là hướng của Thư Minh. Chỉ trách là không mấy ai tiếp lời hắn, nãy giờ nói liến thoắng mà nhiều lắm cũng chỉ có ba câu mà hỏi lại. Thanh Nhạc tất nhiên sẽ chẳng bao giờ hỏi lại, cuối cùng vẫn chỉ có Hạo Dương.

“Hạo Dương huynh này, ta nói huynh nghe một câu nhé! Lần trước sau khi nói về lão sư mình như thế, ta đã suy nghĩ rất nhiều, rất nhiều luôn. Ta đặt cho ông ấy cái danh “Văn Thánh Nhất Văn Tự Văn Cầu Ái” thì hơi quá, nghe thì thấy hùng hồn thật nhưng dài quá. Nay ta đặt cho ông ấy cái danh ngắn hơn…”

Nói rồi tên này làm ra bộ mặt thần thần, bí bí mà ghé sát tai hắn, khỏi cần nói thì hắn cũng hiểu là tên này không muốn để sư huynh mình nghe thấy. Tuy hắn biết nhưng vẫn rất phối hợp:

“Ta đặt bây giờ là Văn Thánh Thánh Văn Tình. Huynh thấy cái tên này hay chứ? Huynh đừng vội chê, ta phải suy nghĩ rất lâu mới đặt ra cái tên này đấy. Ta nói huynh nghe xem đúng không, mấy nữ nhân đến gặp lão sư chỉ mới nghe mấy câu thôi mà đã đổ rạp hết cả. Phải nói đích xác hơn là không cần tán mà gái vẫn đổ. Vậy chẳng phải nếu bảo lão sư ta là Thánh Văn Tình chẳng phải rất đúng sao?”

Hạo Dương thầm gật đầu tự theo ý hiểu của mình, chỉ là vẫn thấy cấn cấn ở đâu đó nên khiến hắn phải nghĩ ngợi thoáng quá. Nghĩ rồi muốn nói mà chẳng thể kịp…

Từ thoắt ẩn hiện một cái chớp mắt, Văn Thánh chẳng biết từ đâu xuất hiện sau lưng Thư Minh. Ông xách ngược tai hắn lên mắng mỏ:

“Thư Minh, ngươi nói xem ai là Thánh Văn Tình hả?!! Đừng tưởng thầy của ngươi không biết hay không nghe thấy.”

Tên này ôm tai đau điếng, mặt nhăn nhó liên tục xin tha mà suy tâm cũng thầm chửi thề:

“Bỏ mẹ rồi… . Sao lão sư lại nói xong chuyện rồi! Bình thường ông ấy rất ghét người nhắc đến chuyện nữ nhân liên quan đến mình, bây giờ lại để ông nghe được. Huhu… làm sao, làm sao đây?”

Tên này cầu xin:

“Lão sư, lão sư! Con thực sự không có ý đó! Con đang nói về cách tán gái cho Trần huynh nghe thôi mà! Thật sự là không nhắc đến người!”

Văn Thánh buông tay, gặng hỏi:

“Là vậy sao? Thế “Văn Thánh Thánh Văn Tình là ta lãng tai nghe được hay sao?”

Thư Minh sững sờ: “Ông ấy đến từ trước cả đó sao? Sao mình lại không biết được nhỉ? Bỏ mẹ rồi! Bỏ mẹ rồi! Nói sao đây?! Trời ơi!!!!”

Hắn ấp úng đáp lại:

“Cái đó… . Cái đó…”

“ “Cái đó” làm sao?”. Văn Thánh lườm mắt hỏi.

Thư Minh không đáp lại được.

Văn Thánh quát lớn:

“Chúng là chiều quá sinh hư mà! Ngươi thật sự không coi người thầy này ra gì nữa đúng không?!!!”

“Con không dám như thế ạ…”

Không khí lúc ấy căng thẳng vô cùng, nhưng cũng là lúc hay để đùa cợt. Hạo Dương hắn tất nhiên không, cũng không bao giờ dám làm như thế nhưng Bách lang sư thì khác. Chẳng biết ông đi ra từ bao giờ nhưng câu nói lại xoáy thâm thuý:

“Văn Thánh, trà của ta tính hàn, nhớ dùng cẩn thận! Còn nữa, thằng nhóc đấy nói đúng đấy. Nữ nhân nào gặp mà không đổ, không ái mộ mới là kỳ lạ. Văn Thánh Thánh Văn Tình cũng hay lắm! Ta rất thích!”

Thư Minh nghe vậy vẻ mặt cứng đờ không tỏ thêm nổi cảm xúc nữa, cảm giác không gian như sụp đổ khi trên tay Văn Thánh đã nổi gân. Một điều mà rất hiếm khi ta có thể thấy, nó cũng là biểu hiện cho cơn tức của Văn Thánh.

Văn Thánh hơi mím môi lại, thở dài. Quay lại đa tạ lão lang y một câu rồi nói với Thư Minh một câu. Nhẹ nhàng nhưng mang uy áp, uy lực vô hình siết chặt tâm trí:

“Hôm nay về chép lại nghìn lần bài Lời dạy của Khổng Tử cho ta.”

Thư Minh nghe thế như chết, chết linh hồn, rồi chết lan đến thể xác.

Văn Thánh lấy cây bút trong vạt áo của mình vẽ lên mặt đất vẽ ra Hoạ Nét Phi Vân, ông quay lại nhìn tất cả:

“Được rồi! Mau đi thôi.”

Thanh Nhạc với Hạo Dương lần lượt bước lên theo đó, trước khi khởi hành cũng không quên thi lễ tạm biệt cho đúng lễ nghĩa. Bách lão đầu thấy vậy xua tay quay đầu bước vào trong, vẻ mặt gật gù như đã nghe thấy mà cho qua.

Một vệt đen bay lên trời xanh, khuất bóng sau màn mây mù theo gió thổi. Là mây mù nhưng khung cảnh hôm nay nhìn từ dưới vẫn rất đẹp…

Bà lão bán hàng kia bước đến, trên tay là một gốc sắn to, củ nào củ lấy to con như bắp chân của một kẻ luyện quyền vậy. Bà lão hỏi:

“Hoa tiên sinh đi rồi sao?”

Lang sư đầu nhẹ gật.

“Thế tiên sinh đến tìm ông ngoài lấy trà thì còn việc gì khác không?”

“Bà cũng biết ông ấy đến gặp lão Võ thì ắt có chuyện kia mà. Sao lại hỏi như thế được chứ?”

Thấy giọng lão già nhà mình có vẻ hơi hờn dỗi cũng không nói gì thêm, thầm nghĩ bụng xem lý do, cũng đoán chắc cũng tại lúc ấy bà nhéo manh tay quá. Trái lại, bà ném thẳng gốc sắn đến trước mặt ông lão. Giọng ra lệnh:

“Cấm sai cháu nó! Ông mang gốc sắn này đi luộc đi. Lát nữa tôi mang ra quán nước mấy bà ăn tán ngẫu! Biết chưa?”

Đối diện với thái độ có phần ngang ngược như này thì ông cũng chẳng biết phải làm gì hơn, chỉ lặng lẽ nhướng người cúi xuống nhặt gốc sắn lên. Vẻ mặt đầy khó chịu, phải nói là khó chịu vô cùng khó chịu.

Nhưng khi nhặt lên, từ gốc sắn lại rơi ra một củ sâm đất to bằng cái bắp tay dài chục thước, nhìn qua cũng đoán được đây là sâm đất trăm năm, mà loại này vốn là thứ ông rất thích. Thái độ ông liền thay đổi khó tả, vẻ mặt tươi cười nói vọng tới bà lão đang đi:

“Mãi yêu bà nó nhất!!!”

Bà lão nghe thế cũng chỉ cười mà không nói gì.

Cổng thành Thăng Long.

“Trần Dương, ngươi vẫn là khách của Văn Miếu mà lại ở ngoài thì không đúng lễ lắm nhỉ?”. Văn Thánh hỏi hắn.

Hắn nhíu mày nhẹ, ánh mắt do dự hơi suy tư một lát rồi vẫn đáp lại:

“Ta ở ngoài này cũng đã quen chỗ, quả thực không muốn chuyển đi đâu nữa cả.”

Câu nói của hắn đã cố lược bỏ tất cả những từ dư thừa, mà một người kỹ tính như Văn Thánh có thể bắt bẻ. Nhưng hắn cũng không đặt niềm tin quá vào câu trả lời mà cho rằng đó là hoàn hảo, vì dẫu sao cũng phải ứng vạn biến.

Văn Thánh nói nhẹ, lại vừa rảo bước tiến lại gần:

“Được rồi! Nếu đấy là điều ngươi muốn.”

Cùng lúc ấy ông dúi vào tay hắn một mẩu giấy nhỏ, hắn muốn mở ra xem nhưng bị ngăn lại. Văn Thánh ghé nhẹ vào tai hắn nói:

“Vật này cũng chẳng có là gì. Coi như lão thầy dạy học ta tặng ngươi thứ nhỏ bé này. Giữ thật kỹ vào đấy!”

Hạo Dương siết chặt mẩu giấy trên tay, lại giấu đi nó vào sau vạt áo thừa, hắn cũng không để lộ nữa. Theo ánh mắt của Văn Thánh cũng không dám nói gì, nhưng trong lòng đã thầm ghi nhớ.

Văn Thánh lùi bước lại, đặt tay lên vai hai học trò của mình nhẹ nói:

“Được rồi! Chúng ta về thôi. Đặc biệt là Thư Minh, ngươi nhớ chép nghìn lần bài Lời dạy của Khổng Tử cho ta. Chỗ nào nét chữ xấu, tự thân chép lại không cần phải nhắc.”

Thư Minh vẫn vẻ đẫn đờ như thể, chẳng dám nói một câu gì. Thanh Nhạc là người biết phép tắc, vậy nên cũng sẽ không quên lễ nghĩa:

“Trần Dương huynh, tại hạ cáo lui.”

Hạo Dương hắn cũng thi lễ lại với họ, rồi hắn đứng lặng mà nhìn bóng người rời bước, biến khuất theo hàng tá người qua lại.

Hắn vô thức mở mảnh giấy mà Văn Thánh dúi cho mình để đọc, nhưng lại ngỡ ngàng nhận ra đây là bùa Bình An, nhìn nét chữ trau chuốt, sâu từng nét lại ẩn hiện luồng khí linh ẩn mờ thì cũng đủ hiểu vật này quý giá đến mức nào. Hắn đưa tay nhét nó vào ngực áo. Rồi bước lên căn phòng kia…

Nhà lang sư họ Bách.

Trời đã tối, giữa nhà bày biện một mâm cơm đạm bạc nhưng không đến quá mức thô sơ khi vẫn có cá hấp, có rau xanh, có thịt kho tàu điểm trứng cút và một đĩa lạc rang cho lão Bách ngồi nhâm nhi uống rượu.

Hai bậc trưởng bối ngồi sau, riêng thiếu nữ Ngọc Quỳnh thì ngồi trước niêu cơm đã nấu. Nàng là người xới cơm, đơm cơm cho ông, cho bà mình dù đôi khi vẫn gọi họ là gia gia hay nải nải. Nàng cũng là người cháu hiếu thảo khi luôn chủ động gắp rau, gắp thịt bỏ vô bát của ông bà mình.

Cho đến như thường lệ, hôm nay đã có sự thay đổi đôi chút. Ngọc Quỳnh cất tiếng nói:

“Nải, gia. Con muốn đến Văn Miếu theo học!”

Họ nghe vậy thì ngạc nhiên đến sặc cơm, miếng nhai dở cũng nuốt mãi mới trôi. Riêng Bách lão đầu thì ho sặc, cơm văng từ miệng tứ tung cả. Bà lão hỏi lại:

“Ngọc Quỳnh, cháu nói thật chứ?”

Vẻ mặt khi hỏi của bà rất nghiêm trọng, lão Bách thì chưa thoát được cơn ho khan, sặc tiếng. Trong đầu thoáng nghĩ chắc bà nó sẽ phản đối, lại càng chắc chắn khi thấy biểu cảm của bà. Nhưng trái ngược lại với suy nghĩ ấy, bà ta lại nở ra một nụ cười tươi, nhưng đầy ẩn ý hỏi cung:

“Ngọc Quỳnh, sống với ông bà đã mười mấy năm. Chưa bao giờ thấy cháu muốn rời đi cả, sao hôm nay lại muốn rời đi thế? Chắc không phải là…”

“Cháu đã bảo rồi! Không phải vì lý do bà nói đùa lúc chiều!”. Nàng ta nghe thế mà đã đoán già non, vội vàng đáp lại chỉ thêm mệt.

Bà lão cười:

“Ta đâu có nói là vì gì đâu chứ? Đây là do cháu kia mà? Hơn nữa… còn chưa nhắc đến mà cháu đã phủ nhận thì chắc là đúng rồi ha?”

Nàng ta ngại ngùng: “Bà…”

Lão Bách lúc này đã vơi cơn sặc, chỉ là tay vẫn phải vỗ ngực. Ông gân giọng, chỉ tay nói: “Cháu không… được…”. Mà khi nhìn sang bà lão thì câm nín, trùng xuống mà sun lại không dám tỏ vẻ thái độ nữa. Họ thầm truyền âm:

“Sao bà lại ngăn cản ta? Không phải bà muốn…”

“Phải cái gì mà phải?!! Muốn cái gì mà muốn?!! Ta nói bao giờ chứ?!! Bây giờ tôi cấm ông không được nói gì cháu nó cả, nó muốn thế nào cũng được!”

“Nhưng…”

“Nhưng cái gì mà nhưng?! Cháu gái ông năm nay cũng mười năm, mười sáu tuổi rồi. Không còn bé nữa, nó có những cảm xúc ngoài luồng thì ông cũng phải chấp nhận.”

“Còn không mau đồng ý, ông già kia!!!”

“Được rồi…”

Lão Bách nói với cháu mình:

“Được! Cháu muốn đến đấy theo học cũng được. Vừa hay hai tuần nữa là bài thi kiểm khách của Văn Thánh. Nếu cháu vượt qua thì ta sẽ cho cháu đi học thoải mái, còn nếu không qua thì cháu biết rồi đấy.”

Ngọc Quỳnh nơi ánh mắt của nàng vẫn đôi chút do dự, nhưng sau đó lại tràn đầy quyết tâm dù chính nàng cũng không hiểu vì sao lần này mình lại muốn cố gắng như vậy.



Người trong cuộc không hiểu, kẻ đời hiểu, trong không thấu, ngoài nhìn vào cũng sẽ thấu. Khi con người ta tự nhiên phấn đấu vì một người cũng tức chính người đó trúng tiếng sét ái tình, hoặc hơn cả chính là cảm giác muốn gần bên cạnh hơn một người. Chỉ thế thôi nhưng với nhiều người rằng cũng đủ…



Suốt tối những ngày sau, không đêm đến là ánh sáng tắt sớm nơi phòng Ngọc Quỳnh. Phải đến khi trăng quá độ ngọn tre rủ thì mới tắt…


Bạn đang đọc truyện trên truyenvang.com