Những Năm Tháng Tôi Làm Âm Dương Sư

Chương 18: Cáp Nhĩ Tân, xin đừng khiến tôi phải rơi lệ



Dương Húc đậu vào một trường đại học ở Mẫu Đan Giang. Trước khi cậu ta đi, tôi cũng ra ga tiễn. Dù sao thì, chúng tôi cũng là anh em thân thiết bao năm, giờ chia tay ai mà chẳng buồn.

Tôi nói với cậu ta:

"Người anh em cứ yên tâm mà đi đi, cậu vừa đi khỏi… tôi cũng sẽ theo sau thôi."

Nửa tháng sau, giấy báo trúng tuyển cuối cùng cũng đến. Lúc đó, tôi mới thật sự thở phào nhẹ nhõm, xem ra, ông trời vẫn chưa tuyệt đường sống!

Tiếp theo là thu dọn hành lý, chuẩn bị lên đường bắt đầu cuộc sống đại học tại Cáp Nhĩ Tân.

Hai ngày trước khi đi, tôi quay lại trường, chào tạm biệt thầy Giả và thầy Trương. Hai thầy cười nói:

"Cuối cùng cũng đi rồi hả, em là đứa cuối cùng rời trường đấy. Vào đại học rồi, nhớ bớt uống rượu lại!"

Nói thật lòng, lúc chưa đi thì chỉ mong được đi nhanh, nhưng đến khi thật sự phải rời khỏi quê hương nơi tôi đã sống gần hai mươi năm, trong lòng lại ngập tràn luyến tiếc.

Tôi cũng nói với hai thầy:

"Không có gì, sau này có dịp em sẽ quay lại thăm thầy."

Hai người họ là những giáo viên tốt nhất mà tôi từng gặp. Đến tận hôm nay, nhiều năm sau đó, tôi vẫn luôn nghĩ như vậy.

Tôi nhớ rõ khoảnh khắc mình đeo balô bước ra khỏi nhà lên tàu, bố tiễn tôi ra ga, còn bà nội thì khóc.

Tôi dỗ bà:

"Đợi cháu nghỉ hè rồi sẽ về, bà đừng lo."

Tôi lớn lên bên bà từ nhỏ, nên khi nhìn thấy giọt nước mắt ấy, bản thân phải gồng mình kìm nén để không bật khóc ngay trước mặt bà. Nhưng đến khi quay lưng lại, nước mắt không thể nào kìm lại được nữa, cứ thế trào ra.

Tôi chỉ mong thời gian có thể trôi chậm lại một chút…

Trong khi lắng nghe những lời dặn dò của bố, tôi thầm nghĩ như vậy.

Tàu vào ga, tôi bước lên xe. Ngồi trong toa tàu nhìn qua cửa sổ, thấy bố vẫn đứng đó… hình như ông cũng đang khóc.

Sao cả nhà tôi lại dễ khóc đến thế này nhỉ?

Tàu bắt đầu lăn bánh chậm rãi rời ga.

Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ.

Tạm biệt quê hương của tôi… Cáp Nhĩ Tân, tôi đến đây!

Cáp Nhĩ Tân — nơi tôi đã sống gần sáu năm sau này, giờ nghĩ lại, tôi vẫn thấy nên dành chút ít chữ để giới thiệu với mọi người.

Thành phố này là thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, cũng là một trong mười thành phố lớn của Trung Quốc. Là một đô thị du lịch và thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng, Cáp Nhĩ Tân mang nét đẹp rất riêng nhờ vào bối cảnh lịch sử đặc biệt và vị trí địa lý độc đáo.

Nó được mệnh danh là: "Thành phố băng", "Viên ngọc trên cổ thiên nga", "Mát-xcơ-va phương Đông".

Lần đầu tiên tôi đến một thành phố lớn như vậy, vừa bước xuống tàu, tôi đã ngẩn người.

Lần đầu trong đời, tôi thấy nhiều người đến thế. Trong dòng người vội vã ấy, còn lẫn cả những ông Tây mũi to — chắc là người Nga.

Tôi hít sâu một hơi, hít lấy hương vị xa lạ của thành phố lạ lẫm này, và tự lẩm bẩm:

"A Ngọc, đợi nhé."

Vì là thí sinh đăng ký bổ sung, nên không có xe trường đón. Tôi phải tự đi tìm.

Xem lại địa chỉ, thấy ghi là số XX, đường Hữu Nghị.

Khổ nỗi tôi có biết đường Hữu Nghị ở đâu đâu!

Thế nên tôi vẫy đại một chiếc taxi.

Taxi ở Cáp Nhĩ Tân khởi điểm tận chín tệ, với đứa quê mùa như tôi thì thấy đắt thật sự. Nói thật, chỗ tôi chín tệ là đi được bốn chuyến “xe lam” quanh thị trấn rồi.

Tôi nói địa chỉ cho bác tài, ông ấy ngạc nhiên hỏi:

"Ở đó còn có trường học à? Tôi không nhớ ra."

Tôi biết thế quái nào được có hay không, lần đầu tiên tới nơi này, chẳng quen biết ai, chẳng rành đường sá.

Tôi chỉ còn biết cắn răng đáp:

"Có, cứ chạy đi đi."

Cáp Nhĩ Tân đúng là lớn thật.

Nhìn hai bên đường toàn là cao ốc chọc trời, tôi không khỏi trầm trồ:

"Mẹ ơi, phải hai mấy tầng chứ chẳng chơi…"

Chuyến này đúng là mở mang tầm mắt rồi.

Xe chạy chừng hai mươi phút, bác tài bảo:

"Chắc là chỗ phía trước đó?"

Tôi ngẩng đầu nhìn — ôi đệt, cái tòa nhà của trường này hoành tráng thật!

Không hổ là đại học, kiến trúc nhìn như kiểu Nga, chắc cũng cỡ mười mấy tầng.

Trên sân thể dục chẳng thấy một mảnh rác nào, sạch đến phát khiếp.

Quanh sân có hàng rào sắt cao tầm ba mét, cổng trường to rộng, phòng bảo vệ trông như trạm gác trong phim truyền hình.

Gây choáng nhất là: ngay cổng có hai bảo vệ mặc đồ y như lính vũ trang, đứng gác nghiêm ngắn.

Được học ở đây, thật lòng tôi cảm thấy rất mãn nguyện.

Chỉ tiếc một điều là nếu sau này có "ngủ lang" không về ký túc xá thì việc trèo tường sẽ hơi bất tiện. Nhưng chuyện đó nhỏ, chẳng đáng gì.

Ngay lúc tôi đang hân hoan chờ xe dừng lại, thì bác tài lại không hề giảm tốc độ mà phóng thẳng qua cổng trường.

Tôi ngạc nhiên hỏi:

"Ơ, sao bác không dừng lại?"

Ông bác liếc tôi một cái, lạnh nhạt bảo:

"Đây là Bộ Tư lệnh Quân khu, tôi dám dừng chắc?"

Đệt! Hóa ra cái tôi nhìn nhầm thành đại học lại là Bộ Tư lệnh Quân khu.

Bảo sao hai bảo vệ đứng gác ngoài cổng cứ như mô hình trưng bày, thì ra là lính mang s.ú.n.g thật!

Xe rẽ ở một ngã ba gần đó rồi dừng lại.

Bác tài bảo:

"Tới rồi."

"Tới rồi? Trường đâu?" — tôi ngó quanh.

Ông ấy giơ tay chỉ:

"Kìa kìa, chỗ đó kìa."

Tôi nhìn theo hướng tay chỉ, đập vào mắt là một tòa nhà nhỏ.

Là đây á?!

Tôi xách hành lý xuống xe, lòng đầy nghi ngờ, vừa đi vừa quan sát kỹ tòa nhà trước mặt, nhìn thế nào cũng thấy giống kiến trúc thời… mới giải phóng.

Cả tòa nhà có bốn tầng, mà nếu không có cái hộp đèn to đùng trên nóc viết "Cơ sở Học viện Mỹ thuật XX – Khu vực Cáp Nhĩ Tân" thì có cho tiền tôi cũng chẳng nghĩ đây là đại học.

Không có sân trường, mặt tiền lại quay thẳng ra phố, bên đường thì toàn là mấy ông bà bày sạp bán hàng, người bán bánh kẹp trứng rán, người bán thuốc diệt gián rao ầm trời.

Gian bán đĩa lậu mở to loa phát bài "Chuột yêu gạo".

Tôi bước lại gần cửa chính, nhìn thấy cũng nhiều biển hiệu treo đó, nhưng toàn mấy cái kỳ kỳ như “Trung tâm hoạt động trung lão niên”, “Hiệp hội thư pháp gia”… phải nhìn một hồi mới thấy được tấm biển nhỏ ghi "Cơ sở thực nghiệm Đại học XX".

Chỗ này là nơi ghi danh à?

Thôi kệ, cứ vào đã rồi tính.

Sau khi vào trong, căn phòng ngay đối diện hành lang có treo biển "Nơi tiếp đón tân sinh viên".

Chắc là đây rồi.

Tôi gõ cửa bước vào, có một cô giáo tiếp đón tôi.

Thật ra nhìn cái cơ sở vật chất này thì tôi cũng biết trường này chắc chẳng ngon lành gì.

Nhưng giờ với tôi mà nói… cũng chẳng sao cả.

Tôi học hết cấp ba là để có cái bằng, giờ vào đại học, cũng là để có cái bằng, thế thôi.

Tôi đến đây là để ở cạnh Đỗ Phi Ngọc, chứ trường lớp ra sao không quan trọng.

Dù đây là phân hiệu, thì cũng vẫn là trường được nhà nước công nhận.

Sau khi nộp học phí, cô giáo bảo sẽ dẫn tôi đi tới ký túc xá.

Cuối cùng, giáo viên… dắt tôi đi bộ thêm hai con phố nữa mới tới nơi.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -

Tôi dám chắc cái nơi gọi là ký túc xá ấy cũng là kiểu nhà thời mới giải phóng, một tòa nhà ba tầng cũ kỹ.

Điều khiến tôi chắc chắn là bởi trên mái nhà còn có một ngôi sao đỏ bằng xi măng, bên trên còn mờ mờ dòng chữ “1953”.

Thôi, mặc kệ, không sao, không sao...

Tôi tự an ủi mình như thế.

Lên tới tầng ba, thấy cũng khá nhiều phòng.

Có phòng còn vang lên tiếng đùa giỡn, tiếng nhạc từ đĩa CD.

Cô giáo dẫn tôi tới gặp quản lý ký túc, giao cho dì ấy sắp xếp chỗ ở rồi rời đi.

Dì quản lý hỏi:

"Cậu muốn ở phòng lớn hay phòng nhỏ? Phòng lớn mười hai người, phòng nhỏ bốn người."

Tôi đáp ngay:

"Cho cháu ở phòng nhỏ."

Dì quản lý dẫn tôi đến trước cửa phòng 313, mở cửa ra:

"Trong này đã có ba người vào ở trước rồi.'

Tôi gật đầu:

"Dạ vâng."

Dì ấy quay lưng rời đi.

Tôi quẳng chăn màn lên cái giường trống dưới cùng, việc đầu tiên là móc điện thoại ra gọi.

Tất nhiên là gọi cho Đỗ Phi Ngọc.

Cô ấy bắt máy, nhưng giọng rất lạnh lùng:

'Có chuyện gì?"

Nghe giọng là biết vẫn đang giận.

Tôi vui vẻ nói:

"A Ngọc, tôi đến Cáp Nhĩ Tân rồi! Khi nào cậu rảnh, tôi tới tìm cậu nhé!'

Cô ấy chỉ “hừ” một tiếng, rồi nhạt nhẽo đáp:

'Không cần đâu. Mình chia tay đi."

"Cái gì cơ? Cậu nói chia tay á?!"

Tôi sững sờ, không tin nổi vào tai mình.

Bản thân lặn lội ngàn dặm đến đây, mới ngày đầu tiên đặt chân đến Cáp Nhĩ Tân… cậu nói chia tay?

Đây là kịch bản trong phim truyền hình à? Mà có phim nào chơi ác thế này không?

Chắc chắn là vẫn còn đang giận tôi, đúng không?

Tôi phải giải thích rõ ràng với cô ấy mới được.

Thật sự hôm đó không làm gì quá giới hạn với Quản Vũ cả.

Nhưng giờ nghĩ lại… tôi phải giải thích thế nào?

Nói rằng “Quản Vũ mệt quá nên mượn vai tôi làm gối”?

Chính tôi còn thấy lời giải thích này khó tin, nhưng đó lại là sự thật.

Tôi đành nhẹ nhàng nói qua điện thoại:

"A Ngọc, cậu nghe tôi nói đã… chuyện hôm đó thật ra là…"

'Thôi khỏi nói."

Cô ấy lạnh lùng ngắt lời tôi, giọng dứt khoát:

"Tôi có bạn trai mới rồi. Từ giờ đừng gọi cho tôi nữa."

Nghe tới câu đó, tôi bỗng thấy trong lòng một trận đau buốt và tức giận trào lên đến mức khiến tôi nghĩ ngay đến… mẹ tôi.

Quá đáng thật sự!

Dù là có bạn trai thật, hay chỉ là cố ý chọc tức tôi, thì… vẫn quá đáng!

Tôi gặng hỏi:

"Tại sao lại đối xử với tôi như vậy? Cậu có biết tôi vì muốn ở gần cậu mà giờ đã tới cái trường học thảm hại thế nào không?"

Cô ấy bật cười trong điện thoại, giọng lạnh như băng, giáng xuống tôi một nhát chí mạng:

"Tôi đã nói rồi. Tôi ghét đàn ông. Tất cả các người đều như nhau. Cậu phản bội tôi, thì tôi phải trả thù! Biến! Đừng bao giờ gọi cho tôi nữa!"

Thật ra, tôi còn nhớ rõ trong câu nói ấy… cô ấy có chửi một câu thô tục.

Nhưng tôi không nỡ viết ra.

Đó là lần đầu tiên cô ấy mắng tôi, cũng là lần cuối cùng.

Cô ấy cúp máy.

Tôi lúc này mới thực sự nhận ra:

Mình đang ở một thành phố hoàn toàn xa lạ, một mình.

Ba năm đại học phía trước… tôi phải tự sống trong nơi hoàn toàn xa lạ này.

Phải nói, ngày đầu tiên vào đại học mà đã thất tình, cũng thuộc loại "nhân vật truyền kỳ" đấy chứ.

Cuộc đời này giống như… đi đại tiện ấy, có lúc bạn cố gắng đến rách toạc mà chỉ đẩy ra được cái rắm, còn tôi lúc ấy thì đúng kiểu rắm bật phát là b.ắ.n ra cục to.

Tôi tự cười nhạo mình.

Cười… rồi nước mắt cứ thế mà rơi xuống.

Tôi lau nước mắt, lẩm bẩm:

"Phúc chẳng đến hai lần, họa thì không bao giờ đi đơn."

Nhưng với tôi, dường như họa kéo cả đoàn tàu tới luôn.

Chỉ vài tháng ngắn ngủi mà gần như muốn quật tôi sập luôn tại chỗ.

Ngay lúc tôi còn đang nằm đơ trên giường, cửa phòng ký túc đột ngột mở ra.

Một chàng trai cường tráng, cạo đầu húi cua, mình trần bước vào.

Cậu ấy nhìn thấy tôi nằm đó thì hơi sững lại, chắc là một trong ba người đã ở sẵn trong phòng.

Tôi vội bật dậy, chào hỏi trước:

"Chào cậu, tôi mới tới. Ba năm sau mong được chỉ bảo nhiều nhé!"

Anh chàng này trông có vẻ khá hào sảng, dễ gần.

Vừa cười, cả mặt nổi đầy mụn trứng cá cũng theo đó rung rinh.

Cậu ấy nhận lấy điếu Trường Bạch Sơn tôi đưa, ngậm vào miệng châm lửa, rồi cười đáp:

"Có gì đâu, dễ mà. Tôi tên Lý Tiểu Cường, cậu cứ gọi là Cường Tử. Tôi tới đây sớm hơn cậu hai hôm."

Đối phương đi ra cửa, lớn tiếng gọi:

 "Bào Kim Long! Ký túc xá mình có tân binh rồi! Mau lết xác về!"

Xem ra tên này cũng khá dễ gần, tôi thầm nghĩ.

Lúc này, từ phòng bên cạnh lại có một người thò đầu ra, sau đó bước hẳn vào phòng.

Tôi nhìn cậu ta, cậu ta cũng nhìn tôi.

Anh chàng này có nước da ngăm ngăm đồng hun, môi dày, thoạt nhìn còn tưởng là người nước ngoài.

Nhưng ngay khi cậu ta mở miệng nói ra một tràng giọng Đông Bắc còn trôi chảy hơn cả tôi, tôi mới chắc chắn: đúng là người bản địa chính hiệu.

Cậu ta nói:

"Chào cậu, tôi là Bào Kim Long, cứ gọi là Bào Long cho thân mật nhé. Hay rồi, đang thiếu một người, giờ đủ tổ tôm ba thiếu một rồi!"

Tên này cũng thuộc dạng mồm mép vô địch, ở chung chắc chắn không buồn được.

Nói đến không buồn, tự nhiên tôi lại nhớ nhà.

Tôi bảo hai đứa:

"Đi thôi, người anh em, tôi đến sau, tối nay tôi mời, tụi mình làm vài chén ra mắt nhé!"

 


Bạn đang đọc truyện trên truyenvang.com