“Than tổ ong đó, là loại than từ xưởng của Lý chính nương tử mang về ấy.”
Tang Tiêu hớn hở kể, bên cạnh là Ân Ấu và hai gia nhân bếp cũng vui rạng rỡ.
“Hai viên than bỏ vào lò, vừa nấu cơm vừa đun nước, tiện lợi lắm.”
“Không cần chẻ củi, không có tro bẩn, sạch sẽ hơn bếp củi, lại tiết kiệm.”
Đám gia nhân càng nói càng phấn khởi, quên luôn nỗi sợ Thế tử, người nọ tay múa chân hoa, hưng phấn không chịu nổi.
“Sau bữa cơm bịt miệng lò lại, than cháy suốt cả đêm không tắt, trên bếp lúc nào cũng có nước nóng. Sáng ra muốn nấu ăn, chỉ cần bỏ thêm một viên. Tiện lợi, quá tiện lợi…”
Người hưởng lợi trực tiếp nhất từ than tổ ong chính là bọn hạ nhân như họ.
Làm việc đỡ cực, tiết kiệm thời gian, giảm bị chủ mắng, những điều ấy đủ để họ muốn quỳ xuống dập đầu về hướng Trường Môn mấy cái.
“Lý chính nương tử có thể tạo ra thứ thần vật này, quả là thần tiên hạ phàm!”
Thuần Vu Diễm nghe bọn họ thay nhau tán dương Phùng Vận, mặt trầm như nước, trong lòng không rõ là tư vị gì.
Chẳng lẽ những lời Phùng Thập Nhị nói… thật sự khả thi?
Còn kiếm được nhiều hơn so với làm ăn với triều đình Nghiệp Thành?
Những chiêu trò của Phùng Thập Nhị, cái sau lại lợi hại hơn cái trước.
Hừ!
Y khẽ phất tay áo, ra vẻ chẳng thèm để tâm:
“Nhìn mấy người chưa từng thấy sự đời. Thích thì cứ đến xưởng lấy thêm về, đáng để rối rít thế sao?”
Tang Tiêu và Ấn Ấu gượng cười gật đầu.
Đám gia nhân thì mừng rỡ vái tạ:
“Đa tạ Thế tử khoan hậu!”
…
Ngày mười ba tháng Tám, Văn Huệ thành hôn.
Để tỏ lòng thành, Hà Khiết tổ chức một đại yến long trọng.
Thiệp mời được gửi đến quan lại của năm quận Tín Châu, các tướng lĩnh quân Bắc Ung, danh môn thế tộc của quận An Độ.
Đội ngũ đón dâu kéo dài hai dặm, sính lễ hồi môn đến một trăm hai mươi tráp. Cảnh tượng hoành tráng như vậy, đừng nói là ở An Độ, ngay cả Trung Kinh ngày xưa cũng hiếm thấy.
Thời thế hiện nay bất ổn, muôn việc suy tàn, tài lực cạn kiệt, những năm gần đây, dù nam hay bắc, hỉ sự hay tang lễ của dân thường đều ngày càng đơn giản hóa.
Thao Dang
Trong thời buổi ăn không đủ no, ai nấy đều tiết kiệm.
Mà tiệc cưới của Hà gia lại xa hoa như thế, lập tức chấn động cả An Độ.
Phùng Vận cũng chuẩn bị không ít hồi môn cho Văn Huệ, trong đó thu hút sự chú ý nhất, chính là một tráp đầy than tổ ong, đều tăm tắp.
Người dân trên đường xem náo nhiệt, chẳng ai biết đó là thứ gì.
Vì vậy dân làng Hoa Khê liền đứng ra giải thích.
Nói về sự thần kỳ của than tổ ong...
Người nghe vô cùng tò mò, ánh mắt sáng rỡ.
Mà trong tiệc cưới ở Trường Môn lần này, tất cả lò nấu đặt trong sân đều là loại bếp đốt than tổ ong, ngay cả món ăn nấu cũng là dùng than tổ ong, khiến khách đến dự tiệc cưới được tận mắt chứng kiến sự tiện lợi của nó.
Phía Hà gia, Phùng Vận cũng đã sớm cho người đưa lò và than đến.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Đầu bếp bên Hà phủ lúc đầu bán tín bán nghi, nhưng thử một lần là mê tít.
Vì thế, trong buổi đại hôn này, “nhân vật chính” được bàn luận nhiều nhất lại là… than tổ ong Trường Môn.
Ngoài chuyện cô dâu chú rể, điều người ta bàn nhiều nhất, chính là sự tiện lợi khi dùng loại than mới lạ này.
Mà bất cứ sự vật mới nào, khi vừa xuất hiện, tất yếu cũng sẽ phải trải qua một quãng thời gian bị nghi ngờ.
Có người tán thưởng, thì tự nhiên cũng sẽ có người chửi bới.
Phùng Vận làm như không nghe thấy những lời ấy, ngày cưới hôm đó, thay mặt Ung Hoài Vương “trọng thương”, mang theo lễ vật đến Hà phủ chúc mừng.
Thời tiết oi bức, phần lớn khách khứa đều tụ tập ở thủy tạ và đình hóng mát, Phùng Vận đi qua vườn, liếc mắt một cái là đã hiểu ngay.
Trong cùng một bữa tiệc, luôn hình thành vô số “vòng tròn”.
Hoàng thân quốc thích có vòng tròn của họ, gia quyến võ tướng cũng có vòng riêng, người vây quanh Trưởng công chúa là một nhóm khác nữa.
Còn những gia đình tiểu môn tiểu hộ, đành tự tìm một góc mát để ngồi, chuyện trò riêng với nhau.
Phùng Vận vừa xuất hiện, lập tức có không ít người tiến đến hành lễ.
Nàng mỉm cười ứng phó qua loa, rồi đi thẳng vào yến đình.
Bên trong đã ngồi đầy khách quý.
Nàng không muốn chuyện trò xã giao, ra hiệu cho thị nữ dẫn đường đến chỗ an vị. Nhưng vừa chuẩn bị bước vào sảnh, đã thấy bên bụi hoa phía sau hành lang có hai người đang đứng.
Một là lão bà trắng trẻo mập mạp, người còn lại là nữ lang trẻ trung xinh đẹp, mặc áo hồng đào, tóc búi vân kế, cài trâm d.a.o động, trang phục nổi bật vô cùng.
Lão bà kia đang thao thao bất tuyệt, không hề phát hiện ra Phùng Vận.
“Cũng bởi Thị lang đại nhân mất sớm, chẳng ai đứng ra chống lưng cho Tam nương tử, nếu không sao để cho một con gà rừng hóa phượng hoàng, cướp đi hôn ước của Tam nương tử?”
Dáng vẻ Dương Tam nương tử cúi gằm, gương mặt buồn bã.
Lễ cưới hôm nay của Hà gia, nàng ta cũng được tận mắt chứng kiến.
So với tưởng tượng ngày trước, lúc mình sẽ gả cho Tam lang Lý gia, thì giờ đây còn long trọng và rạng rỡ hơn nhiều.
Dương Tam nương tử đỏ mắt vì ghen tị.
Vốn dĩ tất cả những điều ấy đáng lẽ phải thuộc về nàng ta.
Vậy mà giờ đây, lại để cho một kỹ nữ ở Hoa lâu chiếm chỗ c.h.i.m khách, nhận được sủng ái như thế…
Nàng ta khẽ thở dài, giọng nhỏ nhẹ:
“Cô cô đừng nói nữa, hôm nay là ngày vui của biểu ca, nếu để người khác nghe được, lại tưởng ta cố tình đến phá đám…”
“Tam nương tử à, con hiền quá rồi đó. Nếu không phải Hà gia có liên hệ với Ung Hoài Vương, thì ngày trước Thị lang đại nhân cũng đâu bị Lý thừa tướng chèn ép, lại càng không đến nỗi bị b.ắ.n c.h.ế.t trong Cấm Uyển. Nhà con chịu tội thay cho họ, nay họ phát đạt rồi mà lại bỏ mặc con, lẽ nào như thế là đúng?”
Dương Tam nương tử cúi mặt, khẽ lắc đầu cười gượng.
“Ta với biểu ca sớm đã cắt đứt hôn ước. Hà gia còn cho ta ở nhờ, đã là đại ân đại đức, ta nào dám mơ mộng xa vời nữa? Cô cô chớ nói thêm, sau lưng họ là Ung Hoài Vương, cẩn thận rước họa vào thân…”
“Nhị vị đang nói gì đó?”
Một giọng nói nhẹ như nước, trong trẻo dễ nghe, nhưng lại như gáo nước lạnh đổ xuống giữa hè, làm hai người kia lạnh sống lưng.
Tiếng của Dương Lệnh Hương lập tức nghẹn lại.
Lão bà trắng tròn cũng bị giật mình đến suýt ngã.
Hai người vốn chọn chỗ khuất để trò chuyện, nào ngờ lại bị người khác nghe lỏm?
“Ngươi… ngươi là ai?”
Lão bà ấy từ Bình Thành đến, là trưởng bối họ hàng nhà Hà Khiết, nổi tiếng lắm lời, chuyện bé có thể thổi thành chuyện lớn vang khắp thiên hạ.
Tuy nói là bà con, nhưng trong lòng lão bà này vốn chẳng ưa gì phụ tử Hà Khiết đắc thế, lại càng không chịu nổi chuyện nhà họ kết thân với Ung Hoài Vương, địa vị cứ thế mà nước lên thuyền lên.