- Văn phòng của Dư Đào đã trúng thầu dự án khu Đông Viên ở Lục Gia Chủy, Phố Đông. Dư Đào rất bối rối: “Giáo viên hướng dẫn lúc thiết kế khu vực lân cận đã được dành sẵn một khu đất rộng lớn, bệnh viện, trường mẫu giáo, trung tâm thương mại, bưu điện... , hoàn toàn đối chiếu với khu dân cư mới Quý Dương ở Phố Tây, khu dư cư mới Diên Cát. Liệu có thật nhiều người muốn chuyển đến Phố Đông không?”
- Vương Thượng Văn đáp lại một cách dứt khoát và mạnh mẽ: “Phố Tây thật sự không còn chỗ để ở nữa.”
- Dư Đào biểu cảm trên mặt đầy vẻ ngơ ngác: “Trước đây đi phố Đống để khảo sát, giờ đôi khi đi một chuyến, em có thể hiểu được vì sao cần xây hầm và cầu rồi. Xe buýt và phà đâu vừa chật vừa chậm, hơn nữa trên phà có mùi dầu diesel, ngửi thấy khiến người ta buồn nôn.”
Ba người còn lại trong kí túc xá đều bận với các dự án ở phố Đông. Trang Đồ Nam vẫn ‘dính chặt’ với dự án bệnh viện mới ở khu phố cũ. Nhóm của cậu đang trong tình trạng bối rối, rối loạn do cải cách của viện thiết kế.
Trang Đồ Nam vẫn luôn rất tiếc nuối lúc tốt nghiệp đại học không kịp tham gia ‘lựa chọn hai chiều’, nhưng cậu lại tình cờ tham gia vào sự cải cách của viện thiết kế.
Giáo sư Chu không ngừng bày tỏ cảm xúc với các bạn sinh viên. Các em thật trùng hợp khi tham gia vào việc cải cách viện thiết kế--- Viện thiết kế trước đây trực thuộc Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước của quốc viện hội, là một cơ quan nhà nước có biên chế và quyền lực. Nhưng bây giờ , Bộ Xây dựng yêu cầu viện thiết kế tham gia thị trường với tư cách là một 'doanh nghiệp'. Viện thiết kế đã có giấy phép kinh doanh, sở hữu tất cả quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp--- Tự do thu phi thiết kế, nộp thuế doanh thu theo lợi nhuận ... Nhân viên của viện thiết kế cũng từ biên chế sự nghiệp của trường học chuyển sang biên chế doanh nghiệp.
Bộ Xây dựng yêu cầu viện thiết kế tham gia thị trường, quyền hạn của viện thiết kế đột ngột bị thu hẹp rất nhiều. Nói cách khác, trước đây viện thiết kế là bên A, là’ mẹ chồng’, giờ viện thiết kế trở thành bên B, là ‘con dâu’ rồi.”
Việc cải cách viện thiết kế, mô hình công việc cũng tương ứng cũng thay đổi, công tác thiết kế và thi công phải thường xuyên thương thảo với đội thi công. Nhóm của giáo sư Chu phụ trách thiế kế, các thành viên trong nhóm phải thường xuyên sửa đổi, thậm chí vẽ lại bản vẽ dựa trên tình hình thi công thực tế. Kết cấu, điện nước, sưởi ấm, phòng cháy chữa cháy... mọi thứ đều cần sửa chữa. Trang Đồ Nam mang theo bút vẽ bản đồ, thước đo, máy tính Casio di chuyển giữa văn phòng và công trường.
Việc chỉnh sửa bản vẽ không phải là điều mang lại cảm giác thất vọng nhất. Làm cho người ta thất vọng và chán nản nhất hơn cả chính là đội thi công vì lợi ích kinh tế mà không thi công dựa theo bản vẽ thiết kế.
Trang Đồ Nam vốn cho rằng việc sửa bản vẽ nhiều lần là phần đau khổ nhất trong công việc thiết kế, nhưng đến khâu thi công cậu mới biết rằng những mâu thuẫn trong quá trình thi công lại phức tạp, nhiều và khó hòa giải hơn rất nhiều.
Đội thi công là công ty xây dựng được các cơ quan chính phủ thuê ngoài. Ban đầu viện thiết kế chỉ cần đưa bản vẽ và tiến hành nghiệm thu, nhưng hai vị giáo sư nhận ra rằng đội thi công vì muốn đẩy nhanh tiến độ hoặc tiết kiệm chi phí nên thường xuyên thi công không tuân thủ quy chuẩn. Vì vậy, họ buộc phải cử các nghiên cứu sinh luân phiên đến giám sát công trường, quản lý chất lượng công trình theo thời gian thực.
Khi đội thi công không tiến hành dựa theo bản vẽ, viện thiết kế hoặc giải thích, hoặc tranh luận lý lẽ hoặc chỉnh sửa lại bản vẽ. Vì hai bên có quan điểm khác nhau, trong quá trình thi công lại phát sinh mâu thuẫn không thể hòa giải, nên các lãnh đạo của ba bên – cán bộ quản lý chính phủ, viện thiết kế và đội thi công – buộc phải ngồi lại tổ chức cuộc họp để thương thảo hoặc tranh cãi.
Sau mỗi lần họp, giáo sư Chu đều vô cùng cảm thán: “Bộ xây dựng yêu cầu viện thiết kế cải cách, tham gia thị trường. Viện thiết kế thật sự có thế kí hợp đồng và nhận phí thiết kế rồi, nhưng quyền ngôn luận ngày càng ít, và vị thế của nhà thiết kế ngày càng thấp.”
Trang Đồ Nam và các anh khóa trên chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng thỉnh thoảng họ cũng phải tham gia cuộc họp với tư cách là "con tôm nhỏ", giải thích bản vẽ hoặc tính toán kết cấu, rồi ghi lại các phần mà đội thi công yêu cầu sửa đổi, sau đó trở về trường và tiếp tục sửa bản vẽ.
Trang Đồ Nam không sợ việc sửa bản vẽ, nhưng anh cảm thấy mệt mỏi với công việc sửa bản vẽ lặp đi lặp lại mà không có tiến bộ về mặt kỹ thuật, là sau khi trải qua nhiều lần vô ích – bản vẽ đã được sửa đổi nhiều lần theo yêu cầu của đội thi công, nhưng cuối cùng đội thi công lại quay lại chọn bản vẽ ban đầu. Tâm huyết thiết kế bị chà đạp, các biện pháp an toàn bị bỏ qua. Trang Đồ Nam cảm thấy bất lực và chán nản. Mặt trăng cong cong chiếu sáng trường Đại học Đồng Tế, có người thích có người không. Dư Đào ở giữa phố Đông, phố Tây chạy tới lui. Trang Đồ Nam thì hoang mang trong quá trình thi công. Phùng Ngạn Tổ và Vương Thượng Văn vui mừng phấn khởi.
Ngày 15 tháng 12 năm 1988. công trình cầu Nam Phố được khởi công, do Viện Thiết kế Công trình Thành phố Thượng Hải và Viện Nghiên cứu Thiết kế Kiến trúc Đại học Đồng Tế cùng thiết kế.
Trong kí túc xá của các nghiên cứu sinh của Khoa Kiến trúc và Quy hoạch đô thị đầy ắp tiếng hoan hô sôi động. Một nhóm người tụ hợp lại trong hành lang hân hoan bàn tán.
- “Giáo sư Lâm thật sự đã trở thành tổng kỹ sư thế hệ thứ ba. Hai thế hệ tổng kỹ sư trước đã chờ đợi hàng chục năm, kỷ thuật, nguồn vốn chưa đầy đủ, cuối cùng không có cơ hội xây dựng cầu Hoàng Phố, chúng ta có thể tham gia công trình này, thật là may mắn.”
- “Đừng nói tham gia, có thể chứng kiến cũng rất là điều may mắn rồi.”
- “Phương án lựa chọn chính là ‘Cầu dầm chồng kéo cáp’ do trường Đại học Đồng Tế đề xuất. Trong quá trình thiết kế hoàn toàn tự chủ, quá trình xây dựng cũng rất cố gắng tự chủ, vật liệu xây dựng nên được chọn sử dụng các vật liệu trong nước càng nhiều càng tốt.” - “Cầu lớn sẽ được chia thành ba phần: cầu chính và hai cầu dẫn Đông và Tây, trong đó cầu chính dài hơn 800 mét và không có một trụ cầu nào.”
- “Cầu dẫn đông tây, chủ yếu là phần cầu dẫn ở phía Tây, công tác giải phóng mặt bằng đã bắt đầu một thời gian, uớc tính có hơn 200 doanh nghiệp và cơ quan sẽ di dời, với khoảng 5000 hộ dân.” ........ - Phùng Ngạn Tổ cũng ở trong kí túc xá. Cậu và Vương Thượng Văn đang say sưa thảo luận một cách sôi nổi. Dư Đào rất bất lực nói: “Hai anh trai à, hai anh là cố ý nói cho em và Trang Đồ Nam nghe à. Hai anh có thể đi nói chuyện phiếm ở chỗ khác được không?”
- Phùng Ngạn Tổ nghiêm túc đáp: “Không thể, nếu đi đến ký túc xá của các khoa khác mà nói chuyện phiếm, thì sẽ khiến người ta chán ghét đấy.”
- Vương Thượng Văn người vốn rất hiền hòa, nhếch miệng cười gian: “Áo gấm không thể đi ban đêm, hai đứa chịu đựng chút đi, bọn anh cần phải khoe khoang thêm vài ngày nữa.”
- Phùng Ngạn Tổ tiếp tục dõng dạc: “Từ đây vực thẳm trở thành con đường rộng mở....”
- Vương Thượng Văn phụ họa theo: “Thượng Hải từ đây không còn phân biệt Phố Đông, Phố Tây nữa.”
Hai anh khóa trên sau khi khoe khoang xong. Phùng Ngạn Tổ nhiệt tình mời mọi người cùng đi xem công trường thi công--- Chính xác mà nói, ở xa xa nhìn công trường thôi. - Dư Đào mở miệng từ chối ngay: “Em thật sự không muốn đi đến Phố Đông, đi xe buýt thêm phà nữa, đi một chuyến là phải cần nghĩ ngơi cả buổi mới có thể hồi phục lại được.” Trang Đồ Nam đã hỏi rõ chỉ có thể nhìn từ xa, nhưng không thể vào công trường, cũng từ chối lời đề nghị này.
Các anh khóa trên trong nhóm phát hiện tấm cách nhiệt mà đội thi công sử dụng không phù hợp với yêu cầu thiết kế. Viện thiết kế và đội thi công lại lần nữa họp để thảo luận. - Người phụ trách đội thi công kiên quyết khẳng định: “Đây là kỷ thuật mới, đã có các dự án thành công làm ví dụ, các anh trong viện thiết kế quá bảo thủ, bám vào lối mòn.”
- Giáo sư Chu không giỏi ăn nói, chỉ có thể đỏ mặt và liên tục nhấn mạnh lại: “Chống cháy là khâu quan trọng nhất trong thiết kế, đặc biệt bệnh viện là khu đông người tập trung. Tôi không thể nhượng bộ. Nguyên liệu mới không phù hợp quy chuẩn quốc gia, các người nếu kiên quyết dùng loại nguyên liệu này, viện thiết kế không gánh được trách nhiệm này, tôi từ chối ký vào biên bản nghiệm thu.”
- Đội công trình chế nhạo: “Công trình là quá trình giao tiếp, các anh chỉ biết nói quy chuẩn để đẩy hết trách nhiệm của mình đi sao?”
- Nhân viên quản lý chính phủ can thiệp một cách vui vẻ và dễ chịu: “Lão Chu, ngoài đổi nguyên vật liệu ra, còn cách nào giải quyết khác không?”
- Trong phòng hội nghị đều nghe ra, phía chính phú cũng sợ phiền phức, không muốn áp dụng phương án giải quyết của viện thiết kế---- Đổi nguyên vật liêu, phần đã hoàn thành phải hoàn công lại từ đâu. Giáo sư Chu im lặng một lúc nói: “Tôi cần bên thứ ba can thiệp, để các chuyên gia từ viện thiết kế khác đánh giá liệu vật liệu này có khả thi hay không. Trước khi có câu trả lời xác nhận, tất cả công việc liên quan sẽ phải tạm dừng.”
- Đội thi công nhảy dựng lên: “Chúng tôi cũng có thời gian thi công phải tuân theo”
- Các anh khóa trên không nhịn được nữa: “Báo giá của nguyên vật liệu mới rẻ hơn 1/3 đúng không? Nhận lợi ích là đơn vị của đội thi công các người, còn rủi ro và trách nhiệm thì đẩy cho viện thiết kế chúng tôi à?” Trong phòng họp trở nên ồn ào Cũng như lúc trước, cãi nhau cả buổi chiều mà không giải quyết được vấn đề gì. - Nhóm từ viện thiết kế quay lại trường, khi về đến trường, các anh khóa trên an ủi giáo sư Chu: “Thầy đừng giận, hôm nay thầy đã nói rồi, nếu thi công không đúng quy chuẩn, viện thiết kế sẽ không ký, em nghĩ đội thi công cũng không dám cố chấp, tiếp tục dùng vật liệu không đúng quy chuẩn.”
- Giáo sư Chu cũng không lạc quan nữa: “Mấy ngày nay, các em chịu khó, thường xuyên ra công trường, nếu thấy có gì sai sót, lập tức báo cho thầy biết.”
- Giáo sư Chu khác thở dài: “Quyền ngôn luận của viện thiết bị càng ngày càng nhỏ mà.” - Giáo sư Chu cười khổ: “Kinh tế thị trường mà, hệ thống thiết kế cũng dần thay đổi.” Ông nội nhà họ Trang bị bệnh, loét dạ dày cấp tính. Công việc của giáo viên trường trung học phổ thông bận rộn. Trang Siêu Anh lại vừa được điều đển trường trung học phổ thông số mười. Đây chính là thời điểm quan trọng để thể hiện bản thân thực sự không có nhiều thời gian rảnh, đành phải nhờ Hoàng Linh thường xuyên qua nhà ông bà giúp đỡ việc nhà, nấu canh nấu cơm. Bà nội gọi điện thoại đến văn phòng làm việc của Trang Siêu Anh: “A Linh chạy hai bên vậy, cũng vất vả quá. Đồ Nam, Tiểu Đình đều không có ở nhà, mẹ và bố qua đó ở, A Linh cũng không cần phải chạy qua chạy lại như vậy nữa, tiện lợi hơn.” Trang Siêu Anh đã mở cuộc họp gia đình, ấp a ấp úng diễn đạt lại ý kiến của bà nội. - Hướng Bằng Phi nói: “Bà ngoại bỏ tiền bỏ sức ra cho nhà cậu hai, cung cấp tiền sinh hoạt, làm việc nhà giữ cháu. Bà giúp nhà cậu hai hơn mười năm nay, giờ là lúc nên để nhà cậu hai chủ lực chăm sóc bà ngội, người khác chỉ phụ thôi.”
- Hướng Bằng Phi bổ sung thêm một đao: “Giờ công ty bách hóa kinh doanh không tốt, cậu hai, mợ hai đi làm cũng là bữa đói bữa no. Chi bằng để ông bà ngoại ở lại nhà cậu hai, con sẽ đóng một phần tiền nuôi dưỡng, mợ cả làm xong cơm rồi đưa qua đó thôi.”
- Trang Siêu Anh quát: “Con im miệng cho ta.”
- Hướng Bằng Phi thái độ bất cần: “Nếu con vào ở, con sẽ không rời đi nữa đâu. Nếu ông bà ngoại chuyển đến sống cùng, thì họ sẽ không bao giờ rời đi nữa đâu. Cậu cả à, chuyện này cậu nên bàn kỉ với mợ cả đi.”
- Những lời nên nói Hướng Bằng Phi đã nói xong. Hoàng Linh nói: “Nhà chúng ta hiện giờ có thêm một phòng trống của Lâm Đống Triết thôi. Đây là nhà của Tống Oánh, cô ấy sợ đắc tội với người khác mới không dám cho thuê, anh để bố mẹ chuyển qua đây, có bao nhiêu ánh mắt nhìn vào, anh gánh nổi hậu quả này không?” Mới chỉ vài ngày sau khi Hoàng Linh nói vậy. Tống Oánh gọi điện thoại đến thông báo cho Hoàng Linh biết, cô ấy bị ép cho thuê căn phòng phía Tây rồi.” - Trong điện thoại, Tống Oánh nói với giọng yếu ớt: “Chị Linh, chị chắc không thể tưởng tượng được người thuê là ai đâu."
- Tống Oánh không màng đến cước phí cuộc gọi đường dài, ngừng một lát rồi mới nói: “Ngô San San, con bé đang yêu con trai của Phó Giám đốc Lưu bên xưởng chúng ta.”
- Hoàng Linh kinh ngạc một tiếng: “San San, và , và...”
- Tống Oánh nói: “Đúng vậy, chị cũng không ngờ phải không? Phòng nhân sự đặc biệt gọi điện thoại đến cho em, ý nói là cặp vợ chồng trẻ gặp khó khăn thực sự, lại đều là con cái của công nhân. Nếu em không muốn cho thuê sợ là việc ‘giữ chức không lương’ giữ lại cài này có vấn đề, giữ không được chức nữa. Căn nhà này cũng bị thu hồi lại.”
- Tống Oánh ủ rủ nói: “Lúc đó mất cả ngày em mới bình tỉnh lại. Ngoài việc tức giận ra, cũng rất buồn. Em biết em không giữ được căn nhà này nữa, sớm muộn gì cũng bị nhà máy thu hồi lại. Chỉ là thực tế không nghĩ rằng sẽ là San San, em không biết nên nói chuyện này với Đống Triết như thế nào. Thằng bé vẫn luôn xem nhà máy dệt bông là nhà, xem San San là em gái. “ Tống Oánh không nghe Hoàng Linh trả lời, cho rằng tín hiệu không tốt, liền gọi thử hai tiếng "Alo". - Hoàng Linh lấy lại được giọng nói của mình: “Nghe rồi, em tiếp tục nói đi”
- Tống Oánh mặt mày ủ rũ nói: Chị Linh em thật sự không hiểu nổi, em nhìn San San lớn lên, con bé kết hôn thiếu nhà, lại không mở miệng nhờ em, mà trực tiếp đi nhờ Phó Giám đốc Lưu gây sức ép với em.”
- Tống Oánh nghẹn lời nói: “Chị Linh, em thể hiểu nổi, chỉ suốt ngày nhìn nhà bên cạnh cãi nhau vì chuyện nhà cửa, nghĩ ngờ giờ đến lượt em rồi.”
- Hoàng Linh vụng về an ủi Tống Oánh: “Tuần trước chị còn gặp con bé trên đường trở về nhà. Bọn chị đứng bên đường nói chuyện một lúc lâu, con bé cũng không có nói gì với chị cả, yêu nhau, kết hôn, nhà cửa, cái gì con bé cũng không nói.”
- Tống Oánh nói: “Còn gì để nói chứ. Đúng rồi, San San sẽ kết hôn vào dịp Tết Nguyên Đán, đến lúc đó có lẽ trực tiếp từ cửa nhà họ Ngô chuyển đến sân nhà chúng ta. Chị nói với thầy Trang một tiếng, để thầy ấy có thể chuẩn bị tâm lý.” Tống Oánh cúp điện thoại, trong ống nghe chì còn lại tiếng ‘tút tút’. Hoàng Linh cầm điện thoại, trong lòng cảm xúc lẫn lộn.