Tiệm Tạp Hóa Cấm Nuôi Hổ Đói

Chương 21: Hung thủ thua dưới tay đứa bé chín tuổi



Cục Công an thành phố là tòa nhà cũ phủ đầy dây leo trinh đằng ba mũi, Tống Chi Giang đang đứng trước bảng đen, giới thiệu tình tiết vụ án 527.

“Qua thẩm vấn, chúng ta biết rằng nghi phạm Cố Kỳ Hành do có quan hệ loạn luân với em gái ruột của mình nên được bố mẹ đổi tên, đưa đến thành phố Định Hải. Tháng 6 năm 1960, ông ta c**ng hi3p và sát hại một phụ nữ góa bụa họ Triệu. Tháng 8 cùng năm, ông ta tiếp tục tấn công một nữ tu sống một mình. Nạn nhân đã phản kháng quyết liệt khiến ông ta bị thương nặng ở chân. Sau đó ông ta bị truy nã nhưng đã bỏ trốn. Năm 1961, ông ta trở về Tưởng Gia Lý để dưỡng thương, từ đó không gây án nữa.”

Tống Chi Giang cố giữ giọng mình không run, vì ngồi phía dưới không chỉ có những lãnh đạo lớn chỉ thấy trên TV mà còn có những cảnh sát hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm nhất trên cả nước.

Chỉ cần lỡ chạm mắt với họ thôi, đôi chân của anh ấy như bị chuột rút.

Trong khi đó, Hứa Dã - một người trẻ tuổi khác, thư thái hơn nhiều. Anh không thể không thư thái, vì đầu anh quấn đầy băng gạc. Ngay cả Sherlock Holmes đích thân đến đây cũng chẳng thể đoán được một người bị quấn kín mít như cái bánh chưng có căng thẳng hay không.

Một viên cảnh sát lớn tuổi miền Tây Nam lên tiếng: “Thời gian, địa điểm, độ tuổi hoàn toàn không khớp. Chúng ta có thể khẳng định hung thủ của vụ án 527 và hung thủ của vụ án giết người liên hoàn Nhện Đen không phải cùng một người.”

“Giống như suy đoán ban đầu của tôi, phương thức gây án của vụ 527 hoàn toàn khác với sự tinh vi thường thấy ở Nhện Đen. Vụ án này rõ ràng mang tính chất xả giận.”

Một cảnh sát từ Sơn Đông đột ngột nói ra một câu khiến cả phòng bàng hoàng: “Thậm chí, tôi cho rằng tính xác thực về việc Nhện Đen xuất hiện trở lại sau mười năm cần điều tra thêm.”

Cả phòng lập tức xôn xao, có người đưa ra ý kiến: “Đúng vậy, dù bây giờ đã có người đã nhận được ảnh con nhện đen, nhưng ngoài vụ án 527, chưa có bất kỳ vụ nào khác xảy ra. Tôi cảm thấy có lẽ chỉ là một trò đùa ác ý.”

Có người phản bác ngay lập tức: “Tôi nghĩ ông đã hiểu sai tâm lý người dân rồi. Sau đợt cao điểm trấn áp tội phạm năm 1983, ai dám đùa giỡn với chuyện như thế này?”

“Hơn nữa, năm người đã báo án, nhưng không tìm thấy bất kỳ manh mối nào về người gửi thư. Đây không phải là việc mà người bình thường có thể làm được.”

Trong khi mọi người đang tranh luận sôi nổi, một vị lãnh đạo gõ ngón tay lên bàn, sau đó hỏi: “Hứa Dã, cậu nghĩ thế nào?”

“Chắc chắn là gã.” Hứa Dã đáp ngắn gọn.

Căn phòng đang ồn ào bỗng im lặng trong giây lát. Đọc Full Tại Truyenfull.vision

Viên cảnh sát từ Sơn Đông vừa chất vấn trước đó, cười khẩy và hỏi: “Đồng chí, dựa vào đâu mà cậu chắc chắn như vậy? Đừng nói với tôi về mấy thứ như lập hồ sơ kẻ phạm tội (*) của nước ngoài. Chúng tôi cần chứng cứ, chứ không phải đoán mò như thầy bói.”

(*) Lập hồ sơ kẻ phạm tội: là phương pháp để xác định, phân loại tính cách và đặc điểm hành vi của nghi phạm dựa trên những tội phạm mà kẻ đó thực hiện. Từ đây, nhà chức trách dễ dàng hơn trong việc xác định nghi phạm.

“Chứng cứ chính là tình trạng của năm người báo án.” Anh nói: “Họ đến từ khắp các nơi nhưng đều có chung một đặc điểm, da trắng hơn người bình thường, mỏng manh gầy yếu, ấn tượng khi nhìn thấy đầu tiên là giống thiếu nữ chưa dậy thì.”

“Thế thì sao? Đặc điểm này không giống với đặc điểm của nạn nhân trong vụ án Nhện Đen mười năm trước mà.”

“Đúng vậy, nhưng rất giống đối tượng duy nhất mà Nhện Đen ra tay không thành công.”

Mọi người ồ lên, một cảnh sát trong số đó nói: “Đồng chí Hứa Dã, cậu biết mình đang nói gì không?”

Hứa Dã cực kỳ bình tĩnh nhìn lại người đó, nói: “Cảnh sát Trương, có lẽ tôi là người có lý lịch mỏng nhất ở đây, năng lực cũng không đủ. Nhưng tôi đã theo vụ án Nhện Đen mười năm rồi.”

Anh lật tài liệu đến trang cuối cùng và mở ra cho mọi người xem.

"Về lần cuối cùng gây án của Nhện Đen, nội bộ cảnh sát vẫn chưa đưa ra kết luận, nhưng tôi chắc chắn, vụ trộm đột nhập vào nhà tại thành phố Liêu Tây cách đây tám năm, ngay cả nạn nhân cũng không biết mình đã gặp phải Nhện Đen..."

Anh nhấn mạnh từng chữ: "Chỉ có hung thủ biết, gã đã thua dưới tay một đứa trẻ chín tuổi."

Trong bức ảnh đen trắng trên tài liệu.

Bức ảnh trong tay mọi người là Hàng Du Ninh chín tuổi đang hoảng sợ nhìn thẳng vào ống kính, trông như có thể khóc òa bất cứ lúc nào.

...

Lần này Hàng Du Ninh quay về, cô cảm nhận được rõ ràng rằng hàng xóm đối xử với cô có gì đó khác lạ.

Cô không thể nói rõ khác như thế nào, họ vẫn đến mua đồ như bình thường, vẫn nói cười như trước, nhưng trong nụ cười ấy lại mang theo sự dè dặt.

Giống như thể: "Tôi biết cô rất đáng thương, nhưng tôi không muốn cho cô biết rằng tôi biết điều đó."

Hàng Du Ninh không bận tâm lắm về chuyện này, cô bỏ gánh nặng trong lòng xuống, ăn uống ngon lành, tập luyện chăm chỉ, ngủ say đến mức có tiếng ngáy nhỏ.

Điều duy nhất cô lo lắng là Lai Phụng Minh sắp tới ở chung với họ.

Tổ tiên của Lai Phụng Minh từng rất giàu có, nhưng đến đời bố bà ấy thì phá sản, trước khi xây dựng đất nước đã bán căn nhà cổ của gia đình.

Nhà của gia đình giàu có ở Giang Nam rất rộng, các đình đài lầu các bị phá dỡ để xây các tòa nhà văn phòng, nhà máy và kho bãi, chỉ còn lại vài căn nhà cho người ở, mà cũng bị chia tách tứ tán.

Sau này được phép mua bán tự đo, Lai Phụng Minh đã mua lại một trong những căn đó, có cả sân vườn nhỏ. Bình thường bà ấy cho thuê, nhưng lần này về thì phải lấy lại nhà.

Căn nhà cũ gặp đủ thứ vấn đề. Người thuê nhà sử dụng nó như một kho hàng nên không trân trọng mấy, giờ thì mưa dột khắp nơi, rác rưởi đầy đất.

Chắc chắn Lai Phụng Minh sẽ không tự mình dọn dẹp.

Trương Thục Phân nhổ hai bãi nước bọt vào lòng bàn tay, cầm lấy cái xẻng và bắt đầu làm việc. Thời tiết ở Giang Nam nóng ẩm, như thể đang ở trong một cái lồ ng hấp, mồ hôi chảy ròng ròng trên cơ thể như nước.

Ban đầu Hàng Du Ninh định giúp đỡ, nhưng bị bà ấy mắng đuổi đi: "Bác sĩ đã nói rồi, bây giờ não của con mềm như đậu phụ, làm gì mà làm! Lo trông tiệm đi!"

Hàng Du Ninh chỉ còn cách thỉnh thoảng chạy qua lau mồ hôi và đưa nước cho mẹ.

"Vẫn là con gái mẹ tốt nhất!" Trương Thục Phân uống ừng ực nửa chai nước sôi để nguội, tháo áo ngực ra, ném sang một bên, ngồi trên bậc thềm thở hổn hển.

Hàng Du Ninh nhẹ nhàng nói: "Mẹ, hay là để ngày mai làm tiếp ạ!"

"Hôm nay hay ngày mai chẳng phải vẫn phải làm sao!" Trương Thục Phân vừa nghĩ đến lại bực mình: "Con nói xem, bác của con cứ thích gì là phải làm ngay. Căn nhà lớn bên bờ Tây Hồ ở tốt như vậy, sao lại chạy về đây cho thêm phiền cơ chứ!"

Hàng Du Ninh nói: "Có lẽ bác cũng sợ, không phải nói là Nhện Đen..."

"Con nghe bà ấy nói rồi đấy, gã đã mười năm không lộ diện rồi, chết lâu rồi ấy chứ."

Lúc này, có người đàn ông rảnh rỗi đi ngang qua, cố ý vươn cổ vào nhìn ngó.

Trương Thục Phân chửi ầm lên: “Nhìn gì mà nhìn! Về nằm trong chăn nhìn mẹ mày ấy! Phì!”

“Ai thèm nhìn bà chứ bà già.” Người đàn ông rảnh rỗi làu bàu rồi chuồn mất.

Hàng Du Ninh nhìn Trương Thục Phân, cô vẫn nhớ hồi bé, cô rất thích mẹ đến đón mình tan học. Bạn bè thường lén hỏi cô: "Mẹ cậu là diễn viên điện ảnh hả? Sao trông đẹp thế?"

Lúc đó, mẹ cô làm nhân viên bán hàng trong cửa hàng quốc doanh, mặc bộ đồng phục thẳng thớm, thường nhìn người khác bằng nửa con mắt.

Cũng vì thế mà ai cũng thích bà ấy, gọi bà ấy là "một đóa hoa", dù đã sinh chị gái cô rồi mà vẫn có người hỏi: "Cô Tiểu Trương ở Hợp tác xã cung ứng và tiếp thị còn tìm đối tượng không?"

"Tìm rồi! Tìm được người đội mũ kêpi rồi nhá!"

"Ồ, bảo sao lúc nào cũng kiêu ngạo thế!"

Còn bây giờ, khuôn mặt bà ấy đầy nếp nhăn, từng sợi tóc dính bết vào mặt, ngồi vắt chéo chân, thở hồng hộc như bò.

Hàng Du Ninh cúi đầu, nghịch bình giữ nhiệt.

Trương Thục Phân lau mặt, nói: "Hôm nay thế thôi, không làm nữa, đi, về nhà ăn cơm thôi!"

Hai người về nhà. Hàng Du Ninh đã xào rau mã lan đầu và thêm vài miếng đậu phụ lông. Trương Thục Phân lại vào bếp, nấu mì lại thêm hai quả trứng.

"Con tưởng mẹ quên à! Sinh nhật con cái là ngày cực khổ của mẹ, sinh nhật của con gái mẹ, làm sao mẹ mà quên được!" Trương Thục Phân nói.

Dưới ánh đèn mờ, khuôn mặt thường ngày có phần nghiêm khắc của Trương Thục Phân cũng dịu dàng hơn.

Hàng Du Ninh rất vui, cô cố gắng kiềm chế, nhưng mỗi khi ăn món ngon, cô đều không thể kìm được niềm vui từ tận đáy lòng.

Trương Thục Phân gắp đậu phụ lông ăn, ăn được một lúc, đột nhiên bà ấy nói: "Không sao đâu, con gái."

Hàng Du Ninh mải ăn nên cũng không biết mẹ nói gì, chỉ ừ đại một tiếng.

Trương Thục Phân hạ giọng, nói: "Mấy năm qua mẹ đã tiết kiệm cho con được từng này!"

Bà ấy giơ hai ngón tay, khẽ run.

"Hai nghìn?" Đọc Full Tại Truyenfull.vision

"Hai nghìn cái gì!" Trương Thục Phân không vui, lại giơ hai ngón tay nhấn mạnh: "Hai vạn!"

Hàng Du Ninh ngẩng đầu lên, sững sờ: "Gì cơ ạ?"

Theo lý thuyết, tiền lời của tiệm tạp hóa không ít, mỗi tháng anh trai và chị gái cô đều gửi tiền dưỡng lão cho mẹ, nhưng Trương Thục Phân sống tằn tiện đến mức một miếng đậu phụ lông có thể ăn được cả ngày, sống y như cây non mướp đắng.

Ai mà ngờ bà ấy lại âm thầm tiết kiệm được một khoản tiền lớn như vậy.

Hàng Du Ninh vui vẻ nói: "Vậy, vậy mẹ, con muốn ăn bánh rán nhân thịt!"

"Ăn bánh rán nhân thịt gì chứ! Mẹ thấy con giống bánh rán nhân thịt đấy!" Bà ấy dùng đầu đũa gõ lên đầu Hàng Du Ninh: "Mẹ để dành số tiền này để mua nhà cho con!"

“Sao cơ ạ?"

Nhìn biểu cảm của cô, Trương Thục Phân vô cùng hài lòng, nói: "Để mấy bà già nhiều chuyện đó nói tiếp đi, mẹ không tin có tiền mà không tìm được đàn ông tốt! Phì!"

Hàng Du Ninh sững sờ, miếng mì trong miệng không còn vị gì nữa: "Mẹ, con, con còn nhỏ mà!"

"Qua sinh nhật này là con 18 tuổi rồi, đến lúc phải xem xét rồi." Trương Thục Phân càng thêm phấn khích, nói: "Mẹ đã nghĩ xong hết rồi, cháu trai của dì Tiểu Phượng của con, ở ngay thôn Nam Triều bên kia sông, tuy là hộ khẩu nông thôn nhưng thằng bé làm lụng giỏi."

"Con không làm được! Con đâu biết trồng trọt!"

"Ai bảo con phải sang đó!" Trương Thục Phân nói: "Chúng ta sẽ làm như nhà ông chú Ba, tuyển con rể về ở rể, sau này hai vợ chồng trẻ các con sống cùng mẹ!"

Ở Tưởng Gia Lý có phong tục tuyển con rể ở rể, nhưng thường chỉ dành cho những gia đình có một cô con gái duy nhất.

Đây là lần đầu tiên Hàng Du Ninh cảm thấy không công bằng, cô hét lên: "Nhưng, nhưng chị con cũng chưa kết hôn! Sao lại ép con kết hôn chứ!"

Trương Thục Phân vừa giận vừa buồn cười: "Cái đó có giống nhau không! Mẹ trông chờ chị con dưỡng lão cho mẹ chắc?”

Hàng Du Ninh không biết nói gì, hồi lâu sau mới nói: "Con sẽ phụng dưỡng mẹ mà! Con không muốn kết hôn."

Trương Thục Phân nói: "Con không hiểu, trong nhà không có một người đàn ông thì không được. Con nên lấy chồng sớm để chúng ta có cuộc sống ổn định sớm."

Dưới ánh đèn mờ, khuôn mặt nhuốm đầy dấu vết thời gian của bà ấy hiện lên vẻ hạnh phúc, như thể cuối cùng gian khổ qua đi, cuộc sống an nhàn sẽ tới, bà ấy ngóng trông một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.


Bạn đang đọc truyện trên truyenvang.com