Thiên Hạ Phương Nam

Chương 103: Thi khảo - Đề thi



Từ sau cửa gỗ nơi góc khuất Bái đường Văn Miếu.

Những người thi khảo dần bước ra ngoài, trên họ là y phục truyền thống của thí sinh ngày xưa. Đây là nét truyền thống mà Văn Miếu đặc biệt quy định, truyền lại, tiếp nối và phát huy từ xưa cho đến nay.

Họ khoác lên mình bộ áo thụng xanh đậm, thắt lưng bằng đai lụa đen, đầu đội mũ phác đằng vuông vức. Trên tay mỗi người là một chiếc hộp gỗ trầm hương chạm khắc tinh xảo, nơi cất giữ bút nghiên và giấy thi quý giá. Khuôn mặt họ nghiêm trang nhưng không giấu được sự hồi hộp, ánh mắt lấp lánh niềm hy vọng lẫn nỗi lo âu.

Doãn Văn Nguyên đi đầu- hắn là chàng trai đến từ làng Giảng Võ, hít một hơi sâu, cảm nhận hương trầm thoang thoảng trong không khí. Đây là kỳ thi mà hắn đã chuẩn bị từ lâu, phải tranh đoạt để giành lấy nó, cũng là bao nhiêu đêm đèn đọc Tứ Thư Ngũ Kinh. Vẻ ung dung này thật tỏ rõ khí chất ấy.

Theo sau những thí sinh là quan giám khảo, khoác áo bào đỏ thẫm, tay cầm hốt ngà - không kẻ nào khác chính là Hạo Dương. Hắn bước đi chậm rãi nhất, phong thái ngút ngàn, đôi mắt sáng quắc dưới hàng lông mày rậm. Lại tự học cho mình cái nhìn, có thể nhìn thấu tâm tư kẻ khác chỉ bằng một cái liếc mắt, dù chẳng phải là thật sự. Nhưng đã là việc Văn Thánh nhờ, mà cũng không phải, khi đây là việc mà ông giao cho hắn qua bức thư nên tất nhiên hắn sẽ có trách nhiệm. Mọi sự phải được biểu hiện ở mức cao nhất.

Nhiều kẻ nhìn hắn với con mắt hiếu kỳ, nhiều nụ cười sâu xa bí ẩn, cũng có kẻ gạt đi nụ cười mà suy nghĩ sâu hơn về hắn. Mấy lão đầu dù chưa gặp nhiều cũng cảm thấy thiếu niên trước mắt mình rất thú vị.

“Các vị thí sinh!” Hắn cất giọng như chuông đồng vang vọng khắp sân Văn Miếu. “Hôm nay, các ngươi không chỉ thi bằng mực và giấy. Các ngươi sẽ thi bằng tâm, bằng khí, và bằng cả linh hồn của mình. Khoa thi năm nay sẽ chọn ra những người có thể thấu hiểu và vận dụng được Đạo - nguồn sức mạnh cổ xưa của đất Việt ta. Hãy cho ta thấy các ngươi hiểu thế nào về Thiên Hạ Phương Nam này!!!”. Nhìn phong thái ấy mà ngỡ như hắn là kẻ khác, chẳng phải Hạo Dương.

Ngay lúc ấy, một cơn gió lạ thổi qua sân Văn Miếu, làm rung rinh những tán cây bồ đề cổ thụ. Khiến tất cả phải ngước nhìn nhìn lên mà giật mình, họ thấy một dải ánh sáng mờ ảo uốn lượn giữa không trung, hiện ra rồi biến mất như điện chớp.

Tất cả thí sinh đứng nghiêm chỉnh trước bàn thi của mình.

Hạo Dương hô lớn:

- Ta là Chủ Khảo, cũng là Giám Thị. Vậy nên trước khi thi cũng xin nhắc quý vị thí sinh vài điệu lệ. Hãy nghe cho rõ:

- Thi Hạch đỗ rồi mới thi Hương,

Ba đời tổ phụ phải khai trương.

Quyển nộp xét duyệt, quan đóng ấn,

Sách vở mang vào, tội phải gương.

- Trường chia tám vi, lều chỉnh tề,

Thập đạo trung tâm, chốn hẹn thề.

Khảo quan ăn thề, không hối lộ,

Con cháu đi thi, phải tránh về.

- Họ tên rõ ràng, dán ảnh chân,

Quyển giấy sạch trong, chớ có vần.

Phạm húy tội nặng, lên bảng đỏ,

Ngoại hàm trễ nộp, bị đuổi chân.

- Sơ khảo son ta, xanh Phúc khảo,

Giám khảo hồng đơn, nghiêm chỉnh sao.

Chữ đẹp thêm điểm, chữ xấu giảm,

Công bằng chấm điểm, mới thanh cao.

- Đó là những giá trị xưa, nhưng nay được lược bỏ đi rất nhiều. Ta nhắc lại cũng chỉ để giúp các ngươi ghi nhớ kỹ.

- Mong là không ai phạm vào những điều tối kỵ.

Hạo Dương đọc xong mà thấy đau cả họng, hôm nay quả thực thì hắn gồng quá mức rồi. Chỉ tiếc là không được uống nước.

“Thí sinh vào vị trí!” Tiếng trống đại nổi lên, từng hồi dồn dập như thúc giục, mà người đánh trống không ai khác là Thanh Nhạc.

Tất cả thí sinh ngồi xuống.

Hạo Dương nhìn những kẻ ngồi xung quanh mà hô lớn:

- Quý vị! Đây là kỳ thi quan trọng của Văn Miếu. Vẫn mong các vị tuân theo đúng quy định nơi này, còn là gì thì chắc tại hạ cũng xin không nhắc lại!!!

Đám người tròn mắt, im phăng phắc, tất nhiên là cũng sẽ không dám nói gì hay là mảy may suy nghĩ phản đối.

Sâu trong, nhiều kẻ vẫn cảm thấy khó chịu thì quá lâu. Lại mất thời gian vô ích, những kẻ đó không coi trọng quy tắc, chỉ thầm đổ lỗi cho kẻ nói.

Hạo Dương hắn cảm nhận được, nhưng không mấy bận tâm.

Đợi không khí yên tĩnh một quãng lâu, hắn quay lại cúi đầu với Văn Thánh, ông gật đầu. Cả hai không nói với nhau một câu gì, chỉ nhìn qua ánh mắt như đã ngầm đồng ý với nhau điều gì đó…

Hạo Dương với thân phận làm Chủ Khảo bước vào bên trong, khi ấy thì Văn Thánh cũng đứng dậy hô lớn:

- Được rồi!!!... Nghi thức căn bản nhất cũng qua. Bây giờ chúng ta nói đến chuyện chính…

Văn Miếu bao giờ cũng lấy một giọt nước Hồ Văn làm phần thưởng cho thí sinh đạt bài. Thể lệ vẫn như mọi lần trước, không thay đổi. Ắt hẳn trước khi đến đây thì các ngươi cũng tìm hiểu rồi, nên ta sẽ không nhắc lại. Chúng thí sinh tham gia khảo thí nhớ kỹ lời Chủ Khảo nói, mà ta sẽ làm giám khảo.

- Được rồi! Bắt đầu đi!

Hạo Dương hắn bước từ bên trong ra ngoài, trên tay là xấp giấy thi trắng xóa, cái mùi gỗ tre làm giấy khiến hắn ám ảnh mãi.

Hắn đi từng bàn, phát từng tờ giấy thi, chỉ lướt qua mà không để ý đến ánh mắt kẻ thi, dù sao thì đó cũng chẳng phải nghĩa vụ của hắn.

“Chuẩn bị đọc đề!”. Giọng nói Văn Thánh vang vọng.

Không khí nơi này trầm tuột dốc sau khi nghe câu nói ấy, một cái trang nghiêm bao trùm.

"Bài thi văn sách, có một câu duy nhất. Các ngươi tự đọc, tự ngẫm, tự trả lời. Nếu có điều gì tham ngộ ra, đó là cơ duyên của ngươi!”. Văn Thánh nói.

Hạo Dương tiến lên phía trước, tay nâng cao một cuộn giấy đỏ thắm. Hắn từ từ mở ra, giọng trầm ấm vang vọng:

- Thiên Hạ Phương Nam, tự cổ chí kim, võ học tông sư lấy gì làm gốc? Dưỡng khí, Luyện thần, Tu tâm - ba mối ấy, kẻ tu hành phải làm sao để có thể hòa làm một? Hãy luận về Võ Đạo Phương Nam và chỗ đứng của nó trong thiên hạ.

Tiếng thì thầm lan khắp sân Văn Miếu. Đề thi năm nay thật khác biệt - không phải luận về Tứ Thư Ngũ Kinh, càng không phải bàn về chính sự hay văn chương, mà là võ học! Điều này cũng khiến cho mấy lão đầu cảm thấy thú vị, họ không rời mắt hay phân tâm khỏi giờ thi.

Doãn Văn Nguyên ngẩng đầu, mắt sáng rực. Đây chẳng phải là cơ hội trời cho hay sao? Chàng trai luyện đao võ như hắn thì nào không biết mấy đạo lý này, nhưng ngẫm lại mới thầy có điều không đúng, dẫu sao thì đề của Văn Thánh sao có thể dễ như thế.

Hạo Dương khẽ mỉm cười, như thể đã nhìn thấu tâm tư nhiều kẻ. Hắn chậm rãi nói tiếp:

- Các ngươi có ba canh giờ. Đặt bút và viết, thời gian không chờ đợi kẻ nào.

Còn Quang Liêm, hắn ngồi xuống chiếc ghế cao, lưng thẳng như thanh kiếm, ánh mắt sắc lẹm nhìn khắp trường thi. Ánh mắt đầy dã tâm vẫn như thế, chẳng có gì thay đổi.

Doãn Văn Nguyên hít một hơi thật sâu, để khí đi xuống nội tức. Hắn nhớ lại lời dạy của sư phụ: “Võ không chỉ là đánh, là đấm, là đá. Võ là con đường, là Đạo thần võ.”

Ngọn bút lông chạm vào giấy, Nguyên bắt đầu viết:

[Thiên Hạ Phương Nam, tự cổ chí kim, vốn lấy mềm thắng cứng, lấy nhu khắc cương. Nếu phương Bắc võ học trọng hình thức, trọng cương mãnh, thì phương Nam lại chuộng thực dụng, chuộng mềm mại như nước - không hình không tướng nhưng có thể chảy vào mọi ngõ ngách. Đó chính là quyền chân thủy.

Dưỡng khí - nguồn gốc của sinh mệnh, là bước đầu của kẻ tu hành. Người xưa có câu “tiên luyện khí, hậu luyện lực”. Khí ở đây không phải chỉ là hơi thở thường tình, mà là sinh khí, cái nảy nở của trời đất. Võ giả phương Nam lấy khí làm gốc, tập trung vào hô hấp nội tức, lấy ý dẫn khí, lấy khí dẫn lực. Không như phương Bắc trọng ngoại công cương mãnh, phương Nam chú trọng nội tức khí mềm mại.”

Luyện thần - là rèn luyện tinh thần, tâm trí. Võ giả phải có tâm như nước tĩnh, phản chiếu vạn vật mà không vướng bận. Mắt thấy tai nghe nhưng tâm không loạn, đó là cảnh giới của thần. Phương Nam võ học coi trọng việc “lấy tĩnh chế động”, lấy sự tĩnh lặng của tâm để đối phó với biến động của đối phương. Không phải vô tình mà tổ sư hắn thường dạy: “Tâm tĩnh như thủy, mới thấy được hư thực của đối phương. Nước không có hình dạng nhưng có thể lấp đầy mọi khoảng trống”.

Tu tâm - đây là cảnh giới cao nhất. Võ không phải để hại người, mà để bảo vệ chính nghĩa, giúp người yếu thế, trừ yêu bảo vệ thiên hạ thái bình. Người tu võ mà không tu tâm, chỉ là kẻ cường bạo. Phương Nam võ học đặc biệt coi trọng chữ “Nhẫn” và “Hòa”, hai chữ này xuất hiện trong hầu như cổ truyền truyền võ. “Nhẫn” không phải là nhút nhát, “hòa” không phải là yếu đuối. Nhẫn là sức mạnh kiềm chế bản thân, Hòa là khả năng hòa hợp với biến chuyển của đối phương để tìm ra sơ hở.”

Ba mối ấy làm sao hòa làm một? Đó chính là tinh túy của Võ Đạo Phương Nam.

Dưỡng khí mà không Luyện thần, chỉ như cái bình đầy nước nhưng không có nắp đậy, dễ bị tràn đổ, phản phệ. Luyện thần mà không Tu tâm, như thanh kiếm sắc bén nhưng không có người chủ hiền đức, dễ gây tai họa. Tu tâm mà không Dưỡng khí, như người có chí lớn nhưng không có sức khỏe, khó thành đại sự.”

Kẻ tu hành phải thấu hiểu: Khí là gốc, “thần” là lộ, “tâm” là đích. Ba mối hòa làm một, như nước với sông với biển, không thể tách rời.

Trong thiên hạ, Võ đạo Phương Nam có chỗ đứng riêng biệt. Nếu phương Bắc trọng hình thức và uy lực, thì phương Nam trọng thực dụng và tinh thần. Đó là con đường của nước - yếu mềm nhưng có thể chảy qua mọi chướng ngại, có thể mài mòn cả đá cứng với thời gian.

Người xưa có câu: “Bắc Cương Nam Nhu, Bắc Phát Nam Ứng”. Đó chính là sự khác biệt căn bản giữa hai trường phái, tiêu biểu là Đại Ngu và Đại Lý. Và trong thời đại nhiễu nhương này, con đường Nhu Đạo của phương Nam càng trở nên quý giá, khi yêu nhiều vô kể, lấy cứng chọi cứng cũng chỉ gãy mà thôi.]

Bài thi của Doãn Văn Nguyên.

Trong khi đó, Đoàn Cảnh Tuấn cũng rất an yên, tâm lặng mà nhẹ vô ngần. Bởi vì hắn cũng là kẻ luyện quyền quyền, mà luyện quyền vì những điều tinh hoa này đâu cần phải bàn cãi.

[...Thiên Hạ Phương Nam, từ xưa đến nay, võ học không thể tách rời khỏi tín ngưỡng bản địa. Nếu phương Bắc võ học gắn liền với Đạo giáo, Nho giáo, thì phương Nam lại hòa quyện với tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thần, Phật pháp với niềm tin vào sự huyền diệu của tự nhiên.

Dưỡng khí trong võ học phương Nam không chỉ là việc hít thở, mà còn là cách thu nạp tinh hoa đất trời. Vùng đất phương Nam với sông nước mênh mông, khí hậu nóng ẩm đã tạo nên một môi trường đặc biệt cho việc tu luyện. Người tu võ phải học cách hòa mình vào thiên nhiên, lắng nghe tiếng gió, tiếng nước, tiếng lá cây xào xạc để cảm nhận được khí của đất trời.

Luyện thần trong võ học phương Nam gắn liền với việc điều khiển Thất tình - hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục. Người tu võ phải vượt qua được bảy cảm xúc này, không để chúng chi phối mình trong lúc giao đấu. Cũng là Thất tình điều khiển tâm trạng con người, hình thành cách đối nhân xử thế.

Tu tâm là cảnh giới cuối cùng và cao nhất. Người tu võ phải hiểu rằng, cuối cùng thì đối thủ lớn nhất chính là bản thân mình - những ham muốn, sân hận, si mê trong tâm. Chỉ khi nào vượt qua được chính mình, mới có thể đạt đến cảnh giới “Vô Ngã” - trạng thái cao nhất của võ đạo, cao thủ Tứ trọng cảnh thậm chí không thể đạt được.] Bài thi của Cảnh Tuấn.

Đề lần này quả thực dễ có, khó có. Ai cũng thấy rằng, một kẻ luyện quyền với một kẻ luyện kiếm ngang trời cách vực. Nó sinh ra như để đấu chất kẻ luyện quyền.

Trên hàng ghế giám khảo, Hạo Dương cũng nhiều kẻ khác vẫn rất chăm chú nhìn, đặc biệt là hắn bởi vì với thân phận Giám Khảo thì lại càng không thể lơ là.

Cuộc thi tiếp tục trong sự tĩnh lặng. Chỉ có tiếng bút lông cọ xát trên giấy và tiếng hơi thở đều đặn của các thí sinh. Những thí sinh luyện kiếm hay theo tu lộ khác đề tỏ rõ vẻ yếu thế, bài thi không thể nào hay hơn hai người kia.

Thỉnh thoảng, một cơn gió nhẹ lại thổi qua, mang theo hương trầm từ Bái đường.

Đoàn Văn Nguyên tiếp tục viết, ngọn bút như có sức sống riêng:

[ … Tôi cho rằng, cốt lõi của Võ Đạo không nằm ở hình thức, mà ở tinh thần. 'Dĩ nhu khắc cương, dĩ nhược thắng cường' - lấy mềm thắng cứng, lấy yếu thắng mạnh - đó là triết lý bất biến của võ học phương Nam, và cũng là triết lý sống còn của dân tộc ta.

Kẻ tu hành chân chính phải hiểu rằng, võ không phải chỉ để đánh nhau. Võ là con đường tu dưỡng bản thân, là phương tiện để hiểu về bản chất, về quy luật âm dương, về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Ba mối Dưỡng khí, Luyện thần, Tu tâm hòa làm một, chính là đạt đến trạng thái “Thiên Nhân Hợp Nhất” - con người và trời đất là một. Đó là cảnh giới cao nhất của Võ Đạo, nơi không còn ranh giới giữa mình và vũ trụ, nơi mỗi động tác đều hòa hợp với quy luật tự nhiên, nơi sức mạnh không còn đến từ cơ bắp mà từ sự hòa hợp hoàn hảo giữa khí, thần và tâm.

Thiên Hạ Phương Nam có thể không sánh được với phương Bắc về số lượng môn phái, về sự đa dạng của binh khí, nhưng lại có một điều mà không nơi nào có được: sự thích ứng. Như dòng nước luôn tìm được lối đi của mình, Võ Đạo Phương Nam luôn tìm được cách tồn tại và phát triển trong mọi hoàn cảnh.

Và đó cũng chính là linh hồn của dân tộc ta - một dân tộc đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình. Như cây tre, gió càng mạnh càng uốn cong nhưng không gãy, và khi gió dừng lại, lại trở về vị trí ban đầu, thẳng tắp hướng lên trời xanh.]

Hạo Dương hắn đi liếc qua, tuy hắn không luyện quyền, mà chỉ đọc qua thôi cũng cảm giác được tâm trí mình khai thông rất nhiều. So với bài của Cảnh Tuấn thì Văn Nguyên có tài sâu hơn rất nhiều… . Còn về những người khác, hắn thậm chí không buồn nói. Nhưng bài thi của Âu Giang và Ý Nhu cũng không phải quá tệ.

Ba canh giờ trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo hiệu hết giờ vang lên, dồn dập như tiếng trái tim đập mạnh của các thí sinh.

Hạo Dương đứng sững, giọng sang sảng:

- Các ngươi hãy đặt bút xuống! Thời gian đã hết! Nộp bài!!!


Bạn đang đọc truyện trên truyenvang.com