Trong thôn có rất ít nhà có cối xay đậu, cối xay đậu của nhà ta là từ đời gia gia truyền lại.
Khi cha nương vừa qua đời, trong thôn có không ít người muốn mua. Ta cũng đã từng động lòng, nhưng Thúy Hoa thẩm đã kéo ta lại nói: "Nha đầu à, cái cối xay này không thể bán. Bạc thì luôn có thể tiêu hết, nhưng có cái cối xay này, ba tỷ đệ con sẽ có cái ăn."
Nhớ lời Thúy Hoa thẩm, ta nhìn Lưu đại gia: "Đại gia, cối xay đậu không bán, hôm nay cháu đến đây, là muốn bàn với ông một chuyện."
Lưu đại gia không tiếp lời, ta nói tiếp: "Một cân đậu có thể xay ra ba cân đậu phụ, mỗi ngày ông mang mười cân đậu đến cho cháu, cháu sẽ xay ba mươi cân đậu phụ cho ông. Ông lái xe bò mang ra trấn bán, ba mươi cân đậu phụ, có thể kiếm được mười văn tiền đấy."
Lưu đại gia có vẻ động lòng, mỗi ngày ông ấy lái xe bò chở người, cộng thêm tiền bán rau, nhiều nhất cũng chỉ kiếm được ba mươi văn, chưa kể chi phí nuôi bò và trồng rau.
Thấy ông ấy vẫn còn do dự, ta lại thêm một câu: "Ba mươi cân đậu phụ, cháu thu của ông ba văn tiền, bã đậu cũng chia cho ông một nửa!"
Phải biết rằng, ở những thôn khác, xay ba mươi cân đậu phụ, riêng tiền công đã là bốn văn, còn phải để lại bã đậu.
Đối với Lưu đại gia, điều này tương đương với việc mỗi ngày tự dưng kiếm được bảy văn tiền, số bã đậu còn lại có thể dùng làm thức ăn chăn bò, vì vậy ta biết, ông ấy nhất định sẽ đồng ý.
Mỗi bước mỗi xa
Quả nhiên, Lưu đại gia nghe xong lời này lập tức tươi cười rạng rỡ, vội vã đồng ý ngay.
---
Ngày hôm sau, ta dậy sớm ra đồng khai hoang. Thế nhưng không hiểu sao, ta cứ có cảm giác phần đất đã khai hoang trông nhiều hơn hôm qua.
Đang làm việc trên đồng, xa xa bỗng có người gọi tên ta.
"Đại Nha, không hay rồi, người trên huyện đến bắt lao dịch rồi!"
!!!
Bắt lao dịch, hai tay ta run rẩy, cái rổ đập vào chân mà ta cũng không hề hay biết.
Gần huyện Đồng Ngô có một mỏ đá, năm nào cũng bắt người đến đó làm khổ sai, nói là để xây nhà cho hoàng đế.
Nhưng vùng quê hẻo lánh như bọn ta, ngay cả tri phủ cũng chưa từng đến, huống chi là hoàng đế.
Nhà ngoại của ta ở trấn bên cạnh, mấy năm trước khi ta đi cùng a nương trở về, thấy trong thôn có một bà cụ điên điên khùng khùng.
Nghe mẫu thân nói, nam nhân và con trai của bà cụ đều bị bắt đi làm ở mỏ đá.
Một mình bà cụ cày ba mẫu đất, khó khăn lắm mới tích góp đủ năm lạng bạc để chuộc một người về.
Bà cụ không nỡ ngồi xe, chống gậy đi bộ bảy ngày mới đến mỏ đá, vừa báo tên, quan sai canh gác đã nói: "Đến muộn rồi, mấy ngày trước vừa chết."
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Bà cụ từ đó hóa điên, nhờ sự giúp đỡ của bà con làng xóm và họ hàng mới không c.h.ế.t đói.
Mỗi ngày bà cụ còng lưng đi lang thang trong thon, thấy ai cũng hỏi: "Hôm nay xe bò đi mỏ đá đã đi chưa?"
Đôi khi lại đột nhiên ngồi xuống đất khóc nức nở, vừa khóc vừa dùng sức đ.ấ.m vào ngực:
"Nương đến muộn rồi! Nương đến muộn rồi!"
---
Năm nay, e rằng đã đến lượt trấn của bọn ta.
Người đến là Yến Tử, tiểu nữ nhi của trưởng thôn. Chúng ta tuổi tác xấp xỉ nhau, ngày thường cũng hay tụ tập nói chuyện.
Hay là trốn vào núi đi, trốn vài ba năm, đợi gió yên biển lặng rồi trở về thôn.
Nhưng Yến Tử đã mở lời: "Đại Nha, quan sai nói, mỗi hộ trong thôn đều phải có một người đi. Họ không tìm thấy ngươi, nên nói sẽ đưa Tiểu Hổ và Nhị Nha đi, ngươi mau về xem đi."
Ta quăng cuốc, chạy vội về nhà.
Thế nhưng về đến cửa nhà, sân viện trống không.
Tiểu Hổ và Nhị Nha đều bị dây gai trói chặt tay, hai đứa ôm chầm lấy nhau, trên mặt còn hằn những vết tát đỏ ửng.
Mũi ta cay xè, lao tới phía trước.
Hai đứa lúc này mới dám òa khóc, vừa khóc vừa kêu: "Đại tỷ, bọn họ bắt Cương Tử ca đi rồi!"
Ta như bị búa tạ giáng xuống, đầu óc trống rỗng, đờ đẫn gỡ dây trói cho hai đứa.
Nhị Nha quệt nước mũi, móc từ trong lòng ra một bọc vải đưa cho ta.
"Quan gia đến bắt người muốn đưa bọn ta đi, nói đợi Đại tỷ đến mới thả người. Cương Tử ca đưa cho bọn họ năm lượng bạc, nhưng bọn họ nói năm lượng bạc chỉ đủ cho một người.
Cương Tử ca nói huynh ấy sẽ đi cùng bọn họ, bảo quan sai gạch tên nhà chúng ta đi."