Tôi chui vào phòng, vừa khóc vừa kể hết những gì đã xảy ra trong mấy ngày qua.
Cô là cọng rơm cuối cùng của tôi.
Tôi van nài:
“Cô ơi, cô có thể cho con vay mười ngàn được không? Con viết giấy nợ, đợi vào đại học sẽ đi làm thêm để trả cho cô!”
Cô im lặng một lúc rồi hỏi:
“Thắng Lan, nếu con có quyết tâm như vậy, hay là chúng ta chơi lớn một lần.”
“Con có muốn vào trường trọng điểm thành phố không?”
“Cô có một bạn học thời đại học, hiện đang là trưởng phòng trong trường trọng điểm. Người ấy từng nợ cô một ân tình lớn.”
“Học phí và các khoản tài trợ cần tới 100.000 tệ.
Cô lấy danh nghĩa của mình giúp con 20.000 tệ.
80.000 còn lại, con viết giấy nợ. Dám không?”
“DÁM!”
Đến nước này rồi, còn gì mà tôi không dám?
…
Nhưng ba mẹ tôi thì không đồng ý.
“80.000 tệ? Mày tưởng tiền rơi từ trên trời xuống chắc?”
“Hơn nữa học ở trường trọng điểm, học phí, chi phí ký túc, sinh hoạt đều cao hơn.”
“Thắng Kiệt cái gì cũng cần tiền, tụi tao thật sự không kham nổi!”
Cô tôi bình thản:
“Khoản 80.000 đó đã bao gồm cả học phí và sinh hoạt phí, tôi sẽ cho Thắng Lan mượn, hai người không cần lo.”
Bà nội lập tức bùng nổ:
“Trước sau cộng lại hơn trăm nghìn, mày có tiền không biết hiếu kính mẹ, cũng không để dành cho Thắng Kiệt, lại đi đổ vào một đứa con gái, mày điên rồi sao?!”
Cô tôi không thèm để ý đến bà:
“Tôi là cho mượn.”
“Tiền là của tôi, tôi muốn cho ai vay là quyền của tôi.”
“Các người thiển cận quá mức.”
“Nếu Thắng Lan thi đỗ trường tốt, kiếm được công việc tử tế, mỗi năm thu nhập hai ba trăm nghìn, thì đây chỉ là một khoản đầu tư nhỏ.”
“Nó có năng lực, chẳng phải sẽ càng giúp ích được cho đứa cháu trai quý hoá của mấy người à?”
Có lẽ chính câu nói cuối cùng của cô đã lay động họ, nên cuối cùng ba mẹ cũng đồng ý.
Nhưng mẹ tôi lại lén thì thầm với tôi:
“Đừng tưởng cô con thật lòng tốt với con. Bà ta gần bốn mươi rồi, không lấy chồng cũng chẳng có con cái.”
“Bây giờ cho con mấy viên kẹo, là muốn sau này con nuôi lại thôi.”
“Còn ba mẹ mới là người cực khổ bồng bế, chăm con từng chút một từ nhỏ đến lớn, con phải ghi nhớ điều đó.”
Trường trọng điểm ở thành phố khai giảng khá sớm.
Mẹ đưa tôi đến ký túc xá, dọn giường, xếp quần áo cẩn thận vào tủ.
Bà đưa tôi đi ăn, gọi cho tôi món sườn kho tàu mà tôi thích nhất.
Lúc chia tay, mẹ dúi vào tay tôi một ngàn tệ, vuốt tóc tôi, mắt hoe đỏ:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
“Mẹ biết con chịu nhiều ấm ức. Nhưng ba mẹ cũng có nỗi khổ riêng.”
“Ở trường phải học hành cho tốt, sau này nhất định phải đậu đại học tốt. Cô con đã giúp con thế này, con đừng để cô ấy mất mặt.”
“Nếu thiếu tiền sinh hoạt thì gọi cho mẹ.”
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Con người thật phức tạp.
Mẹ tôi có thể không yêu tôi nhiều, nhưng lại sợ cán cân tình cảm trong tôi nghiêng về phía cô.
Bà biết cô đang giúp đỡ tôi, nên cũng mong tôi học giỏi để chứng minh điều gì đó.
Thời gian ấy, ở quê không biết có bao nhiêu lời đàm tiếu được buông ra:
“Dù gì Cố Vân cũng là em gái của ba Thắng Kiệt, muốn giúp thì cũng nên giúp thằng Thắng Kiệt chứ.”
“Con Thắng Lan thi trượt Nhất Trung mà còn tốn tiền gửi lên trường trọng điểm, không biết đầu óc cô ta nghĩ cái gì nữa.”
“Hồi đó chính cô ta thi đậu trường trọng điểm mà bị mẹ với anh trai ngăn không cho đi. Giờ cố tình cho Thắng Lan học như để trút giận ấy.”
“Mà nhìn cái kiểu học hành của Thắng Lan, mấy trăm nghìn đó chắc đời này cũng không đòi lại nổi đâu.”
…
Ba năm ấy là khoảng thời gian đau khổ nhất trong cả quá trình học tập của tôi.
Khi nhập học, những học sinh đậu bằng thực lực đã tranh thủ học hết phần lớn chương trình học kỳ một trong kỳ nghỉ hè.
Còn tôi – trắng tinh như một tờ giấy.
Bài thi xếp lớp, tôi đứng cuối lớp.
Bị cô chủ nhiệm gọi vào phòng giáo viên mắng thẳng:
“Tôi không cần biết em vào trường bằng đường nào. Đã vào lớp tôi thì phải học hành đàng hoàng, không được kéo tụt cả lớp!”
Con đường học tập chưa bao giờ là “một phần nỗ lực, một phần thành quả.”
Nhiều khi dốc hết sức vẫn chẳng bằng người khác lật sách chơi chơi.
Tôi như một con ếch ngồi đáy giếng.
Hồi còn học cấp hai ở huyện, tôi cứ tưởng mình là con ếch kêu to nhất, giỏi nhất.
Giờ đến bờ sông lớn rồi mới biết – ếch giỏi có nhiều vô kể.
Đúng như mẹ tôi nói, tôi từ “đầu gà” biến thành “đuôi phượng”.
Mẹ bảo:
“Con thấy không, lo lắng trước đây của mẹ là đúng. Nhất Trung còn hợp với con hơn trường trọng điểm.”
Còn cô tôi nói:
“Đừng so với người giỏi nhất. So với chính con là được rồi.”
“Nếu hôm nay con tiến bộ hơn hôm qua, nếu hôm nay con vẫn đang cố gắng – thế là đủ.”
“Có công mài sắt, có ngày nên kim.”
Mẹ thì suốt ngày hỏi cô tôi: “Tiền gửi đủ không? Có cần tôi gửi thêm cho con bé không?”
Cô thì chưa từng hỏi gì.
Cô chỉ đưa tôi thẻ và mã PIN.
Mỗi tháng vào ngày mồng một, tiền sẽ tự động được chuyển vào, chưa bao giờ trễ.
Tôi học không ngừng nghỉ, ngày đêm cắm đầu vào sách vở.
Tôi không bận tâm ánh mắt coi thường của giáo viên, sự lạnh nhạt của bạn bè.
Tôi mặt dày đi hỏi từng bài không hiểu.
Mỗi lần hỏi, tôi đều hỏi đến tận cùng, đến khi nào thật sự hiểu rõ mới thôi.