Ngụy Viêm vẫn ngự giá thân chinh, tính cả ba vạn người ta trưng tập ở khu vực Yểu Trung, tổng cộng có mười ba vạn quân chiến đấu và quân phụ trợ. Ngoài ra còn có hơn ba vạn người Hồ trên thảo nguyên, tổng binh lực gần mười tám vạn người, được xưng là tám mươi vạn đại quân.
Kỳ thực, con đường tiến đến Thục quốc này nói khó đánh thì cũng khó, nói dễ đánh thì cũng dễ. Chỉ có mấy con đường, xung quanh đều là núi non trùng điệp, khó mà đánh ra chiến thuật quá phức tạp. Đọ chính là đọ dũng khí, liều xem ai chịu được thương vong nhiều hơn.
Sĩ khí của quân Ngụy vẫn rất hăng hái, dựa vào tỷ lệ mặc giáp cao, võ nghệ cao cường, mười ngày đã tiến được một trăm dặm...
Sau khi Tứ đại gian thần của Thục quốc phản ứng lại, phái một đám tinh binh của Thục quốc lên lấp chỗ trống, tốc độ tiến quân của Đại Ngụy càng lúc càng chậm lại. Lúc này, Ngụy Viêm bắt đầu xua đuổi tạp Hồ lên chiến trường lấp chỗ trống.
Quân Ngụy ở phía sau, người Hồ ở phía trước công thành. Mặc dù vậy, sau khi vượt qua thương vong to lớn để công phá Hán Trung, chiến tuyến cũng bị giằng co ở khu vực Kiếm Các.
Người Hồ c.h.ế.t và bị thương quá thảm, Ngụy Viêm tính tiền lương cho người Hồ, những người tử trận được cấp tiền tuất, những người có công được ban quan chức và tước vị ở lại làm quan trong khu vực. Còn những người còn lại đều bị đuổi về nhà.
Thảo nguyên phần lớn là chế độ nô lệ, vì thủ lĩnh bộ lạc mà đánh trận là chuyện đương nhiên, không được chia chiến lợi phẩm, cũng không có tiền lương. Sau khi nhận được tiền lương, người Hồ ai nấy đều vui mừng khôn xiết.
Đây thực chất là chính sách của Đại Ngụy để khống chế thảo nguyên, không ngừng trưng tập họ chiến đấu, người c.h.ế.t trên chiến trường nhiều thì không còn sức mà tạo phản nữa.
Một số ít tinh binh, tướng mạnh biểu hiện xuất sắc cũng bị Đại Ngụy dùng đãi ngộ cao, tiền lương cao để chiêu mộ, thực lực của người Hồ càng thêm suy yếu. Sau khi người Hồ rút lui thì đến phiên thiên binh của Đại Ngụy thực sự công thành.
Quân Ngụy từng công lên Kiếm Các nhưng chưa đứng vững đã bị đánh lui. Thời gian đến tháng Chín, chiến tuyến đã ngừng tiến công. Bởi vì thương vong nghiêm trọng, sĩ khí quân Ngụy ngày càng càng sa sút. Hơn nữa, thu hoạch mùa thu sắp đến, quân Ngụy càng thêm bất an.
Ta dâng lên chiến lược của mình cho Ngụy Viêm.
"Đường Âm Bình hơn bảy trăm dặm đều là vùng đất không người, quân Thục không có phòng bị, nếu từ đường Âm Bình dẫn quân tấn công có thể vòng qua Kiếm Các, tiến thẳng đến Phù Thành."
Ngụy Viêm do dự hồi lâu, cuối cùng vẫn đồng ý.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Bởi vì việc này thật sự là liều mạng, cho nên ta phải chọn ra những người thích hợp trong toàn quân. Đầu tiên nhìn bụng, trên bụng ít nhất phải có mỡ dày ba đốt ngón tay, như vậy mới đủ chống đói.
Thứ hai là nhìn tuổi tác, những người ba mươi lăm tuổi trở lên đều không cần, người trẻ tuổi thể lực tốt, chịu được giày vò khắc nghiệt.
Cuối cùng nhìn xuất thân, cố gắng chọn những người có gia đình, có một số tài sản nhất định ở nội địa, họ có kỷ luật và sự phục tùng cao nhất.
Trong toàn quân chọn ra một vạn năm nghìn người, sau khi từ biệt Ngụy Viêm, ta thẳng tiến đến Âm Bình.
32.
Con đường này không phải ta tìm ra, mà là một người từ đất Thục chạy nạn đến nói cho ta biết. Chồng của người này đã đỗ trạng nguyên trong khoa cử của Thục quốc, đây vốn là một chuyện vui. Nhưng vì chồng của nàng tuấn tú, trong buổi thi đã bị Mạnh Sướng của Thục quốc để mắt tới.
Bởi vì là trai thẳng, Trạng nguyên lang sống c.h.ế.t không đồng ý.
Thêm vào đó, bốn tên gian thần cũng chẳng muốn nhìn thấy một gã trai trẻ cường tráng chia sẻ sủng ái của Mạnh Sướng, chúng liên thủ vu khống Trạng Nguyên Lang. Kết quả là vừa đỗ Trạng Nguyên chưa đầy một tháng, đã bị phán tội "có ý đồ mưu phản", bị xử trảm cả nhà.
Trạng Nguyên Lang dùng tiền bạc chạy chọt, giúp vợ con trốn thoát. Nhưng bản thân lại c.h.ế.t thảm. Vì mang lệnh truy nã, người phụ nữ này dẫn theo con cái cũng không dám đi đường lớn, chỉ có thể theo đường Âm Bình, vượt núi băng rừng chạy đến Yểu Trung.
Ta nghe chuyện này xong, đã nhiều lần phái người trinh sát con đường này để phòng khi bất trắc. Bởi vì điều kiện giao thông hạn chế, những con đường có thể đáp ứng nhu cầu lương thực của đại quân chỉ có mấy con đường này. Chẳng phải là không có con đường nào khác, mà là đi những con đường khác thì lương thảo rất khó vận chuyển lên.
Đường Âm Bình cũng vậy, đường xá hiểm trở, gập ghềnh, lại có nhiều sông ngòi, rừng rậm ngăn trở. Con đường này nếu cho một hai người đi thì còn được, nhưng cho cả vạn người đi thì lại quá chật hẹp. Cho nên ta vừa phải sửa đường, vừa phải hành quân.
Trong tình huống này, trông cậy vào hậu phương vận chuyển lương thảo lên gần như là không thể. Lần tác chiến này chỉ có thể dựa vào lương thảo mang theo bên mình, chính là đánh một ván, không thành thì chỉ có đường chết.
Hành quân hơn một tháng, một vạn năm nghìn người vì rớt lại, bệnh chết, rớt vực chết, bị sâu độc mãnh thú cắn chết, đã giảm gần ba nghìn người. Tất cả mọi người đều ăn mặc rách rưới, trông như người rừng. Tuy nhiên, chúng ta cuối cùng cũng nhìn thấy hy vọng.
Trước khi đạn hết lương cùng, chân trời xuất hiện một tòa thành nhỏ.
Trên tấm biển trước cửa thành viết hai chữ lớn: Giang Du.