Tiệm Tạp Hóa Cấm Nuôi Hổ Đói

Chương 8: Chiếc váy đỏ chói mắt



Đến tận trưa hôm sau Trương Thục Phân mới về, trên tay ôm một quả dưa hấu to.

Bà ấy cười rạng rỡ, gặp ai cũng kể: “Ở ga tàu ấy, có người đẩy xe bán dưa hấu, bán không hết còn dư lại, bán với giá một xu nửa cân, dưa to thế này cơ mà.”

Hàng Du Ninh vừa nghe đã biết ngay mẹ mình không đến nhà cô như đã nói, chắc chắn là qua đêm ở ga tàu.

Dù biết vậy, cô cũng không vạch trần, lặng lẽ nhận lấy quả dưa hấu rồi thả vào nước giếng cho mát, cô nghĩ không biết làm thế nào để mở lời nói với mẹ chuyện của Hứa Dã.

Trương Thục Phân định vào thay quần áo, vừa mới đi vào đã vội vã chạy ra: “Hàng Du Ninh! Quần áo của chị con đâu?”

“Chẳng phải phơi ở cạnh cửa sổ đó sao ạ?”

“Không thấy nữa!”

Đó là chiếc váy đỏ rất mốt của Hàng Nhã Phỉ, vì sợ bẩn khi đi tàu nên cô ấy để ở nhà.

Hàng Du Ninh đã giặt chung với các quần áo khác và phơi ở phía sau cửa sổ.

Thời điểm đó, mọi người thường phơi quần áo ở ngoài cửa sổ. Nhưng vì sợ có người tiện tay lấy trộm, tối qua cô đã kéo gậy phơi vào trong nhà, để gió thổi qua khe cửa.

Sợ gì gặp nấy.

Hai mẹ con lục tung cả nhà lên, mong rằng Hàng Du Ninh nhớ nhầm. Nhưng nhà chỉ rộng từng đấy, tìm mãi không thấy đâu.

Trương Thục Phân càng tìm càng tức giận, cuối cùng bà ấy véo tai Hàng Du Ninh lôi ra trước cửa tiệm tạp hóa, lớn tiếng mắng: “Mày mù à! Cái váy của chị mày đắt thế mà mày để mất! Giờ bọn trộm cắp ngoài kia toàn là thứ hèn hạ, thấy ai mặc đồ đẹp là thèm muốn...”

Hàng Du Ninh hiểu, mẹ cô không phải mắng cô mà là mắng để hàng xóm láng giềng nghe.

Cô liên tục nói: “Mẹ ơi, mẹ nhỏ tiếng thôi, nhỏ tiếng thôi. Chúng ta còn phải buôn bán nữa chứ...”

Trương Thục Phân cũng biết vậy, nhưng bà ấy không nhịn được. Hàng Nhã Phỉ luôn tiêu tiền như nước cho quần áo, cái váy này có khi phải mấy chục tệ.

Mấy chục tệ đó trời ơi! Số tiền đó đủ cho hai mẹ con họ ăn hai tháng.

Giờ này mọi người đều đang ngủ trưa, lục tục bị đánh thức, kéo nhau ra hóng chuyện.

Bà Hồ nói: “Chắc thấy Nhã Phỉ mặc đẹp quá nên sinh lòng ghen ghét, nửa đêm mò vào ăn cắp rồi.”

Thím Triệu cũng nói: “Sợ quá đi! Đêm nhỏ Du Ninh ở nhà một mình, có trộm bò vào cửa sổ!”

“Quần áo là chuyện nhỏ, bình an mới là chuyện lớn, nghĩ lại cô gái ở nhà máy điện...”

“Bà nói đúng, Thục Phân, cô phải cẩn thận vào.”

Lúc này Trương Thục Phân đã có sức để trêu đùa, nói: “Không sao đâu, cô gái đó đẹp lắm, con bé này nhà tôi, trộm chẳng thèm!”

Mọi người cười phá lên, bầu không khí căng thẳng được giảm bớt, ai nấy đều thảo luận mấy năm qua nhà mình bị mất gì, cùng chung mối thù, mắng tên trộm không biết xấu hổ.

Hàng Du Ninh cũng cười theo, thấy quả dưa hấu cũng mát lạnh rồi, cô bèn bổ ra chia cho hàng xóm.

Quả dưa này rất được, ngọt lịm, nhiều thịt, cắt một phát mà giòn tan.

Trương Thục Phân luôn có cảm giác mình vẫn đang ở Đông Bắc, phải khiến tất cả mọi người biết bà ấy không dễ chọc, trong lòng không thoải mái thì phải mắng chửi một trận cho thật đã.

Vùng đất phía Nam này có phong tục tập quán khác biệt, nhiều toan tính giống như dòng sông quanh co ở nơi này, không biết lúc nào sẽ phật lòng ai đó.

Hàng Du Ninh nhút nhát, cô không muốn làm mất lòng ai.

Thấy mọi người ăn dưa xong, cô mới thở phào nhẹ nhõm, hỏi Trương Thục Phân: "Mẹ ơi, chiều nay con muốn đi mua hai cuốn sách cũ, cuốn sách kia bị chị con xé rách rồi, không trả lại thì không lấy lại được tiền đặt cọc."

Trương Thục Phân đồng ý, bà ấy cũng không đồng tình với việc Hàng Nhã Phỉ xé sách, lãng phí tiền của.

"Nhớ về sớm đấy nhé!"

Nhưng Hàng Du Ninh không đến tiệm sách cũ, cô đã mua đứt hai cuốn sách đó luôn rồi, bây giờ cũng dán lại rồi.

Cô tranh thủ lúc Trương Thục Phân không để ý, lấy hai gói đường, một gói đường trắng và một gói đường đỏ.

Sau đó, cô gom góp hết số đồ ăn vặt mà cô đã tích góp vào một cái túi lưới, có nửa chai sữa mạch nha mà chị cô uống dở, chút bỏng ngô còn lại từ lần trước, thêm cả nửa gói bánh tổ...

Cô thèm nuốt nước miếng nhưng trong lòng lại thấy rất vui.

Cô muốn đi thăm Hứa Dã.

Cô không biết mấy năm qua Hứa Dã đã trải qua những gì, tại sao lại đến đây.

Cô chỉ biết rằng Hứa Dã đã thay đổi, trước đây dù bị mọi người coi là "đứa trẻ hư," nhưng đôi mắt anh vẫn sáng, lưng anh luôn thẳng tắp.

Còn bây giờ, Hứa Dã khom lưng xuống, mái tóc dài che khuất mắt, lúc nào cũng toát ra một vẻ u ám khó tả.

Trong nhận thức đơn giản của Hàng Du Ninh: Người mà tinh thần sa sút, chắc chắn là vì ăn không đủ no.

Cô quyết tâm cố gắng để Hứa Dã có thể lấy lại phần thịt gò má đã hóp mất.

Trương Thục Phân không cho cô tiền tiêu vặt, nhưng không sao, nhà cô mở tiệm tạp hóa, lúc nào cũng có vài thứ hết hạn, cô rất giỏi tích góp đồ ăn.

Chờ đến khi Hứa Dã ăn no, anh sẽ lại là anh Tiểu Dã tràn đầy sức sống của cô.

Mang theo niềm vui ấy, cô chạy đến chỗ ở của Hứa Dã, đó là một bến phà tên là bến phà Kê Minh, bên cạnh có một khu nhà dân.

Tối hôm qua Hứa Dã không chịu nói, nhưng trên người anh có mùi tanh của nước, nhìn hướng anh đi, cô đoán được phần nào, phần lớn dân lao động từ nơi khác đến đều sống ở khu đó.

Nghe nói nơi đây từng là nhà của một quan lớn triều Thanh, cực kỳ xa hoa. Đến thời Dân quốc, khu nhà này đã bị chia cắt lẻ tẻ, cho người khuân vác ở bến đò thuê.

Nhà ở đây vừa ẩm thấp nóng nực vừa cũ nát, nhưng được cái giá thuê rẻ, rất phù hợp với những người từ nơi khác đến mà trong tay không có tiền và đang cần một chỗ dừng chân.

Cô cũng không biết cụ thể Hứa Dã ở căn nào, đúng lúc thấy một cô gái tết tóc hai bên đang ngồi xổm vẽ vời trước cổng.

Hàng Du Ninh cúi xuống hỏi: "Cho hỏi, ở đây có người Đông Bắc nào mới đến thuê nhà không? Cao, tóc dài."

“Cô gái” ngẩng đầu lên, Hàng Du Ninh giật nảy mình.

Cô ta tết tóc hai bên, mặc một chiếc váy liền thân màu vàng nhạt mà chỉ trẻ con mới mặc, nhưng khi ngẩng đầu lên, khuôn mặt vàng vọt, thô ráp, đầy nếp nhăn.

Cô ta trừng Hàng Du Ninh với vẻ hung dữ rồi quay người chạy vào trong hẻm.

Hàng Du Ninh do dự một lát, vẫn đi vào theo. Cô đi qua từng nhà đều nhón chân lên nhìn thử.

Hầu hết nơi này đều bừa bộn, chất đầy đồ linh tinh và rác, tường thì đầy vệt nước và rêu xanh.

Đúng lúc ấy, một giọng nói mang vẻ cười cợt vang lên: "Ồ, Tiểu Ngọc đến rồi, cho mày ăn kẹo này."

Giọng nói phát ra từ góc cua. Hàng Du Ninh tiến lại gần, định hỏi thăm.

Nhưng bước chân của cô bỗng dừng lại tại chỗ.

Cô gái mặc váy vàng đang ngồi xổm dưới đất, má phồng lên, chắc là vì đang ngậm một viên kẹo. Trước mặt cô ta là một người đàn ông trung niên, gã cười nhăn nhở c ởi thắt lưng ra, để lộ hai cái đùi đầy lông.

Sau đó, gã đặt tay lên đầu cô ta, ấn xuống chỗ giữa hai ch@n mình.

Thật ra Hàng Du Ninh không rõ họ đang làm gì, chỉ biết cái không khí ẩm ướt của buổi trưa, mùi khai của nước tiểu trong hẻm, lẫn với mùi gì đó khó tả như mùi của động vật.

Cô buồn nôn.

Lúc này, có mấy người bước ra từ phía sau người đàn ông, nhỏ tuổi hơn, thậm chí có vài tên còn hơi quen mặt, là những tên côn đồ từng đến tiệm tạp hóa.

Chúng đùa cợt, tán gẫu, thuần thục c ởi thắt lưng ra, xếp hàng chờ.

Hàng Du Ninh lùi lại một bước, cô muốn chạy, nhưng không biết thế nào lại đá trúng một lon nước ngọt.

Bọn chúng nhìn về phía phát ra tiếng động, những cặp mông trắng hếu vẫn còn lộ ra ngoài, thoáng chốc trông như một đàn heo đực đi bằng hai chân.

Cuối cùng Hàng Du Ninh đã nôn ói.

Cô vừa nôn khan, vừa lảo đảo bước ra ngoài.

"Mẹ kiếp, con bé này từ đâu ra thế?"

"Vừa hay chưa đủ số!"

Bọn chúng cười cợt, dồn dập bước về phía cô.

Hàng Du Ninh dốc hết sức bò ra ngoài, nhưng chân cô mềm nhũn, không thể đứng vững. Đúng lúc ấy, một bàn tay túm lấy cô.

Khi hoàn hồn lại, Hàng Du Ninh đã bị kéo vào một trong những sân nhà gần đó.

Đây là một sân nhà sạch sẽ hơn một chút, trong sân trồng hoa trúc đào và hồng nguyệt quý. Cô bị kéo vào một căn phòng nhỏ.

Phòng này rất nhỏ, trên giường chất đầy đồ đạc bừa bộn, dưới sàn có một cái bô.

Bên ngoài, đám người kia vẫn thảo luận: "Chạy đâu rồi? Liệu có gây rắc rối không?"

Sau đó là tiếng bước chân hỗn loạn đi qua.

Hàng Du Ninh thở phào nhẹ nhõm, há to miệng hít thở sâu rồi mới nhìn rõ người kéo cô là một thanh niên trẻ.

Da bị rỗ, khuôn mặt dài, cặp mắt nhỏ, trông có vẻ thật thà, cậu ta nghiêm túc nói: "Ở đây lộn xộn, con gái không nên đi lung tung."

Hàng Du Ninh cố gắng kìm nén cơn buồn nôn, gật đầu loạn xạ.

Cậu ta nói năng rất chỉn chu, giải thích: "Tôi làm ở nhà máy nhựa số ba, từng mua đồ ở nhà cô."

Nhà máy nhựa số ba là một đơn vị rất được ưa chuộng, nằm ngay trước cửa tiệm tạp hóa.

Hàng Du Ninh nói: "Cảm ơn anh, tôi đến tìm anh trai... Anh ấy là người Đông Bắc, rất cao, tóc che mắt..."

Chàng trai suy nghĩ một lúc, hỏi: "Anh cô có phải họ Hứa không?"

Hàng Du Ninh gật đầu, cậu ta nói: "Cô ngồi đây đợi chút, tôi gọi anh ấy tới đây cho cô. Đừng đi lung tung."

Cậu ta chuẩn bị đi thì bỗng dừng lại, nói: "Người trên giường là bố tôi, đừng sợ."

Nếu cậu ta không nói, Hàng Du Ninh cũng chẳng để ý. Trên chiếc giường bừa bộn, loáng thoáng có một đống gồ lên dưới tấm chăn, nhưng vì bị đồ đạc phủ lên, người đó nằm úp mặt vào trong nên không nhìn rõ.

Hàng Du Ninh nhỏ giọng nói: "Cháu chào chú."

Người trên giường không trả lời, có lẽ bệnh rất nặng, cô chỉ biết ngượng ngùng đứng chờ.

Trong phòng rất tối, có lẽ quanh năm không có ánh mặt trời chiếu vào, chỉ đủ chỗ cho một cái giường và một chiếc bàn. Trên bàn dán giấy khen: "Cố A Phúc đạt danh hiệu lao động xuất sắc ngày Quốc tế Lao động 1/5" do nhà máy nhựa số ba trao tặng.

Có lẽ Cố A Phúc chính là chàng trai vừa rồi, xem ra cậu ta đúng là người làm ở nhà máy nhựa.

Ngăn kéo cũng chất đầy đồ, không đóng kín được.

Đột nhiên ánh mắt Hàng Du Ninh dừng lại ở đó.

Bên trong ngăn kéo có một vệt đỏ chói mắt.

Màu đỏ quá rực rỡ, khác biệt hoàn toàn so với sự tồi tàn của căn nhà này.

Hàng Du Ninh như bị trúng tà, dù trong lòng liên tục bảo không nên làm vậy, nhưng cô vẫn chậm rãi đi tới, đưa tay về phía mảnh màu đỏ đó.

Đó là một chiếc váy đỏ, với những chấm bi xinh xắn, thời thượng và đẹp mắt.

Giống hệt với chiếc váy của Hàng Nhã Phỉ.


Bạn đang đọc truyện trên truyenvang.com