Lúc đầu vợ Quảng Hạ rất bất mãn chuyện mẹ chồng trở về mà lại tay không.
Chị ta còn tưởng kiểu gì thì cũng phải mang chút lương thực từ bên đó về chứ, ít nhiều gì cũng có phần chứ nhỉ? Dù sao cũng qua đó trông cháu giúp bao lâu cơ mà!
Kết quả chẳng mang gì, chỉ có hai hộp trái cây ngâm đường.
Năm nay mẹ chồng không được chia một hạt lương thực nào, vậy thì sau này ăn cái gì? Bố chồng thì có phần lương thực riêng.
Dù trong nhà còn dư chút đỉnh, nhưng đội sản xuất bên nhà họ Cố đâu có bằng đội Ngưu Mông, công điểm năm nay của họ còn bị giảm mất hai phân, nghèo lắm.
Thế thì cuối cùng ai phải nuôi bà ấy? Chẳng phải là rơi vào nhà mình sao?
Vợ Quảng Hạ tức đến mức về nhà mẹ đẻ khóc một trận ra trò.
Cảm thấy cực kỳ uất ức.
Bên nhà mẹ đẻ cũng muốn đứng ra bênh con gái, nhưng bây giờ con rể còn chẳng về nhà ăn Tết nữa, thì có muốn ra mặt cũng chẳng có cơ hội.
Còn chuyện ly hôn gì đó thì đúng là chuyện trên trời, thời buổi này ai mà nhắc tới hai chữ “ly hôn” thì người đó chắc chắn không bình thường.
Nói thật thì trận đòn mà Cố Quảng Hạ đánh vợ dạo trước cũng có tác dụng, nếu không thì giờ chẳng biết chị ta còn gây ra chuyện gì.
Dù vậy anh ta vẫn biết rõ trong lòng vợ nghĩ gì, chỉ là lười không muốn để tâm.
Lương thực trong nhà là anh đi xay, củi lửa cũng là anh đi nhặt, bận rộn vô cùng.
Chỉ là hôm ấy, sau khi anh từ ngoài vác một đống củi về thì thấy vợ mình sắc mặt đã dịu đi hẳn.
“Anh nhìn xem, đây là do Tiểu Dã mang đến cho bố đấy.”Vợ Quảng Hạ chỉ vào hai con gà rừng đã được phơi khô, ướp muối nói.
Hai con gà này chẳng lẽ bố lại ăn một mình?
Quảng Hạ bước ra hỏi bố mình: “Bố, em họ đón mẹ đi rồi à?”
“Ừ.” – Cậu Cố vừa hút thuốc lào vừa gật đầu.
Vợ Cố Quảng Hạ cũng đi ra nghe thấy câu này, mặt lập tức biến sắc liên tục, nhịn đi nhịn lại, cuối cùng về phòng vẫn không nhịn được mà chất vấn chồng:
“Anh biết trước là mẹ còn định quay lại đó ăn ở nữa à?”
Cố Quảng Hạ nhìn chị ta, “Biết chứ, sao thế?”
Vợ anh tức đến phát khóc: “Biết sao anh không nói cho tôi biết trước?”
Hại cô ta mấy ngày nay cứ tưởng mẹ chồng về rồi sẽ phải để nhà mình nuôi tiếp, khiến cô ta trằn trọc buồn bực không yên.
Kết quả thằng cha c.h.ế.t tiệt này lại biết rõ, vậy mà chẳng thèm nói gì!
“Xem có túi sưởi cũ nào không, nếu có thì đổi lấy hai cái mang về.” Chu Dã nói.
Những đồ như túi sưởi mà khó mua, thì phải tới mấy chỗ như trạm phế liệu may ra còn.
Tuy nhiên, trước tiên Chu Dã mang hai hộp trái cây ngâm đường đến biếu ông lão gác cổng ở trạm phế liệu, là người anh đã quen từ lần trước.
Ông lão vẫn còn nhớ Chu Dã – chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú, lần trước một mình tới đây tìm đủ loại phụ tùng xe đạp.
“Xe đạp của cậu sửa xong chưa?” – ông lão cười hỏi.
Lần trước Chu Dã tới đây là để tìm linh kiện sửa xe chứ không phải chỉ nhặt nhạnh vặt.
“Sửa xong rồi ạ, nhờ có bác giúp đỡ, không thì cháu cũng chẳng biết xoay sao cho kịp.” Chu Dã cười đáp, rồi giới thiệu: “Đây là vợ cháu, hôm nay đặc biệt tới thăm bác.”
Ông lão cười tít mắt, liên tục gật đầu.
Bạch Nguyệt Quý đứng một bên nhìn chồng mình vui vẻ trò chuyện với ông lão gác trạm phế liệu, sau một hồi tán gẫu mới bắt đầu nói vào chuyện chính: túi sưởi.
“Vợ chồng cháu đều phải đi làm, mợ cháu đến giúp trông con. Bà ấy ngủ một mình, thời tiết thì lạnh mà chăn cũng không được ấm lắm, nên cháu muốn tìm một cái túi sưởi để bỏ vào chăn cho ấm. Không biết bác có còn cái nào không ạ?”
Bên ngoài người ta cứ thích khoe khoang mình là dân thành phố, có việc làm ổn định nhà nước.
Nhưng nhìn khí sắc của hai vợ chồng họ thì bit ngay là điều kiện trong nhà không tệ, vừa nói ra là người ta tin ngay.
“Túi sưởi thì có đấy.” ông lão vừa nghe đã đáp.
“Có hai cái không ạ?” Bạch Nguyệt Quý hỏi.
“Có ba cái, nhưng hai cái bị móp hỏng rồi, chỉ còn một cái còn tốt thôi. ông lão nói rồi đi lấy cái còn dùng được đưa cho họ.