Anh ta nói: “Đây là bố mẹ mua cho chúng ta, bất ngờ chưa?”
Đúng là bất ngờ lớn thật.
Số tiền vay gần như chiếm 90% lương tháng của anh ta.
Về sau, khi không kham nổi tiền nhà, anh ta tìm đến tôi: “Vợ ơi...”
Tôi cắt ngang: “Tỉnh lại đi, anh đâu có vợ.”
1
Tôi và Tống Lộ Thành yêu nhau đến năm thứ bảy thì quyết định kết hôn.
Từ thời mặc đồng phục học sinh đến lúc mặc váy cưới, tôi vẫn luôn nghĩ rằng có lẽ sau này chúng tôi còn có thể cùng nhau chụp ảnh di ảnh.
Nếu hôm nay tôi không nổi hứng tổng vệ sinh nhà cửa, chắc đã không tình cờ lật ra bản hợp đồng mua nhà đứng tên Tống Lộ Thành.
Rõ ràng chúng tôi đã thống nhất, chờ đăng ký kết hôn xong sẽ cùng nhau mua nhà.
Vậy mà bây giờ, anh ta đã lén lút hoàn tất việc đặt cọc, thậm chí khoản vay ngân hàng cũng đã được duyệt.
Tống Lộ Thành tan làm về nhà, thấy tôi đang nhìn chằm chằm vào bản hợp đồng, thoáng hoảng hốt trong tích tắc.
Rồi lại tỏ ra thoải mái, bước đến giải thích:
“Duyệt Duyệt, vốn định sau khi cưới mới nói với em, đây là quà cưới bố mẹ anh nhất quyết muốn tặng chúng ta. Bất ngờ chưa?”
Đúng là bất ngờ thiệt.
Tống Lộ Thành lương tháng mười nghìn, mà tiền trả góp mỗi tháng đã hết chín nghìn.
Bàn tính như đập thẳng vào mặt tôi vậy.
Tôi vẫn chưa cam tâm, hỏi anh ta:
“Nếu đây là món quà cưới bố mẹ anh nhất quyết muốn tặng, thì tiền trả góp chắc cũng là bố mẹ anh chi trả nhỉ?”
Dù gì khoản vay chỉ kéo dài mười năm, bố mẹ anh cố thêm mười năm nữa chắc cũng đủ sức.
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Ai ngờ Tống Lộ Thành lập tức cứng đờ mặt:
“Bố mẹ anh vì căn nhà này đã vét sạch toàn bộ tiền tiết kiệm, còn vay họ hàng thêm mười mấy vạn nữa đó.”
Rồi, khỏi cần hỏi thêm gì nữa. Tôi cũng hết hy vọng.
Thật ra, đây không phải lần đầu tiên bố mẹ Tống Lộ Thành tính toán trước mặt tôi.
2
Tôi và Tống Lộ Thành đều là người Vân Thành, học chung đại học tại đây, là bạn học cùng trường.
Ra trường xong, chúng tôi cũng quyết định ở lại Vân Thành làm việc.
Tụi tôi yêu nhau từ năm hai đại học, hai bên gia đình đều biết chuyện.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Lúc tốt nghiệp, tôi từng đưa Tống Lộ Thành về ra mắt ba mẹ, anh ta cũng từng dẫn tôi đến nhà gặp phụ huynh.
Hồi đó, mẹ Tống còn rất niềm nở.
Lời hay ý đẹp nói ra ngọt như rót mật.
“Dì thấy Lộ Thành nhà dì quen được đứa con gái xinh đẹp như cháu là phúc phần tu mấy đời đó.”
“Nó mà chọc giận cháu, cháu cứ nói với dì, dì dạy lại nó cho.”
“Dì không có con gái, sau này con cưới Lộ Thành rồi thì chính là con gái ruột của dì luôn, tuyệt quá còn gì.”
“...”
Hồi đó tôi còn trẻ, thật sự tin là bà ấy coi tôi như con gái thật.
Thế nên mỗi dịp lễ Tết, tôi đều mua quà tặng bà.
Tất nhiên, Tống Lộ Thành cũng mua quà biếu bố mẹ tôi.
Cho đến nửa năm trước, khi tôi và anh ta bàn chuyện cưới xin, tôi mới nhận ra — những món quà tôi mua, chẳng khác gì ném xuống nước cho nó nổi bọt.
Ở Vân Thành, tiền sính lễ không quá cao cũng chẳng thấp, trung bình tầm hơn mười mấy vạn.
Tôi và Tống Lộ Thành đều là con một, bố mẹ tôi cũng nói rõ, nhà trai cho bao nhiêu sính lễ thì họ sẽ hồi môn lại bấy nhiêu, mang về làm vốn cho vợ chồng trẻ.
Nhưng khi hai bên gia đình gặp mặt bàn chuyện, mẹ Tống chẳng thèm hỏi ý bố mẹ tôi lấy một câu.
Mở miệng ra là:
"Hai đứa trẻ này cũng quen nhau bảy năm rồi, bọn trẻ đều hài lòng, tiền sính lễ theo tôi thấy chi bằng cứ theo như đứa cháu họ tôi kết hôn hồi Quốc khánh năm ngoái. Một vạn mốt, ý nghĩa là 'trong vạn người chọn một', thế nào?"
Chắc bà ấy quên mất rồi — đám cưới cháu họ mà bà nhắc tới, tôi với Tống Lộ Thành còn cùng nhau đi dự đấy.
Tiền sính lễ hôm đó là hai mươi tám vạn tám.
Tiền ‘đổi cách xưng hô’ là hai vạn.
("改口费" (gǎikǒu fèi): phí đổi cách xưng hô, là một nghi lễ trong đám cưới truyền thống của Trung Quốc, khoản tiền (hoặc quà) mà nhà trai/nhà gái tặng cho con dâu/con rể khi họ chính thức thay đổi cách xưng hô với bố mẹ đối phương.)
Vì là họ hàng ruột thịt đi gả con gái, mẹ Tống lúc ấy còn lớn tiếng khoe khoang với người khác:
“Chỉ cần nhìn sính lễ là biết nhà trai coi trọng con dâu cỡ nào.”
Ý bà rõ ràng — cháu gái bà gả được nhà chồng tốt, được trân trọng.
Giờ thì mẹ Tống quay sang tôi, mở miệng chỉ cho đúng... một vạn mốt.
Lúc đó tôi đã thấy khó chịu trong lòng rồi, nhưng vì bà nói chuyện quá khéo, tôi cũng ngại vạch mặt bà trước mặt mọi người.
Bố mẹ tôi tuy không vừa ý, nhưng cũng không làm căng ngay lúc đó, chỉ nhẹ nhàng đáp lại:
“Nhà bác cho sính lễ một vạn mốt, thì nhà tôi cũng cho hồi môn một vạn mốt, đều là ‘vạn người chọn một’ cả.”
Sau buổi gặp, hai bên ai về nhà nấy.
Mẹ tôi bảo: “Mẹ chồng con đó, tính toán đủ đường. Con nên ở gần mà quan sát thêm thời gian nữa, nếu thấy bà ấy thật sự không ra gì, thì sau này cưới về con cũng chẳng sống yên đâu. Hay là tìm cớ nào đó, gây một trận rồi chia tay quách cho xong.”
Bố tôi cũng gật đầu: “Tất nhiên, bố mẹ không ép con chia tay, càng không muốn ngăn cản hai đứa yêu nhau. Nhưng nói thật, nếu nhà người ta chỉ định cho con một vạn mốt, thì coi như giúp nhà mình đỡ phải chi cả chục vạn, bố mẹ cũng đâu có ý định ‘bán con gái’ đâu.”